Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Trẻ thường bị hở hàm ếch ở những vị trí nào?

Ngày 30/03/2021
Kích thước chữ

Một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ đó chính là hở hàm ếch. Khi các mô ở môi hay vòm miệng của thai nhi không phát triển, các mô này không thể kết hợp với nhau để hình thành vòm miệng dẫn đến hở hàm ếch.

Vị trí hở hàm ếch có thể ở bên trong, hở hàm ếch một bên hay toàn bộ. Hở hàm ếch có thể đi kèm sứt môi hoặc không, trẻ có thể rơi vào một trong ba trường hợp sau: Không hở hàm ếch nhưng sứt môi, không sứt môi nhưng bị hở hàm ếch, hoặc vừa bị sứt môi vừa bị hở hàm ếch.

Trẻ thường bị hở hàm ếch ở những vị trí nào? 1Trẻ hở hàm ếch có thể đi kèm sứt môi hoặc không.

Trẻ thường bị hở hàm ếch ở những vị trí nào?

1. Hở hàm ếch trong

Hở hàm ếch trong là dạng ít phổ biến hơn so với các dạng hở hàm ếch khác. Đây là tình trạng ở vòm miệng trẻ xuất hiện một khe hở nằm phía sau miệng và được niêm mạc miệng bao phủ. Thường đối với dạng hở hàm ếch này ít được chú ý tới bởi nằm ở bên trong miệng. Chỉ khi trẻ có những biểu hiện sau thì hở hàm ếch trong mới được phát hiện:

  • Trong quá trình ăn uống trẻ gặp khó khăn như khó nuốt, đặc biệt là các loại thức ăn dạng lỏng dễ bị chảy ra ngoài qua đường mũi.
  • Trẻ nói giọng mũi, thường xuyên tái đi tái lại bệnh nhiễm trùng mũi hoặc nhiễm trùng tai.

Với trẻ bị hở hàm ếch trong thì vẻ bề ngoài của trẻ không bị ảnh hưởng.

2. Hở hàm ếch một bên

Hở hàm ếch một bên là dạng hở hàm ếch thường gặp. Đây là tình trạng bên trái hoặc bên phải của vòm miệng xuất hiện một khe hở hàm. Dạng hở hàm ếch này sẽ kèm theo khe hở ở môi. Bằng mắt thường có thể phát hiện tình trạng của trẻ.

Với những trẻ bị hở hàm ếch một bên thì sẽ khó khăn trong việc ăn uống, dễ bị sặc cũng như nguy cơ bị các bệnh như nhiễm trùng tai hay nhiễm trùng đường hô hấp sẽ tăng lên.

Trẻ thường bị hở hàm ếch ở những vị trí nào? 2Hở hàm ếch một bên khiến trẻ ăn uống khó khăn.

3. Hở hàm ếch hai bên

Cũng giống như hở hàm ếch một bên, hở hàm ếch hai bên cũng là khe hở xuất hiện ở vòm miệng nhưng xuất hiện ở hai bên hàm và kèm thêm tổn thương khe hở môi.

Tình trạng hở hàm ếch này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến bé hơn, trong cả việc ăn uống cũng như dễ mắc các bệnh về hô hấp.

4. Hở hàm ếch toàn bộ

Hở hàm ếch toàn bộ là tình trạng từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng xuất hiện một khe hở liên tục. Những trẻ bị tình trạng này sẽ có những biểu hiện nặng nhất như không thể bú được, khi ăn uống thường xuyên bị sặc lên mũi. Răng mọc không đều, phát âm không đúng, sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều do cung hàm biến dạng.

Cũng vì vậy mà nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cũng cao hơn so với các dạng hở hàm ếch khác.

Điều trị hở hàm ếch như thế nào?

Hở hàm ếch được điều trị tốt nhất bằng cách sử dụng phương pháp phẫu thuật để rạch hai bên khe hở, từ đó sắp xếp lại các cơ và mô trong vòm miệng, xây dựng lại cả vòm miệng cứng và vòm miệng mềm rồi sao đó khâu lại.

Trẻ thường bị hở hàm ếch ở những vị trí nào? 3Hở hàm ếch ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

Vì trẻ hở hàm ếch gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt cũng như tâm lý, vì thế mà cũng cần cách chăm sóc đặc biệt hơn như sau:

  • Nuôi trẻ bằng sữa mẹ vẫn là tốt nhất, tuy nhiên khi trẻ hở hàm ếch thì việc bú mẹ của trẻ sẽ gặp trở ngại. Vì vậy, khi bé bú hãy để bé bú ở tư thế ngồi thẳng, hoặc hơi thẳng để hạn chế trường hợp sữa chảy vào mũi trẻ khiến trẻ bị sặc, tắc hoặc viêm mũi.
  • Nếu trẻ không bú mà ăn sữa ngoài thì mẹ chú ý cho bé uống bằng thìa và đặt trẻ ngồi thẳng để trẻ không bị sặc.
  • Lưu ý sau mỗi lần ăn hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ nhất là những vùng hở hàm ếch. Chú ý dùng bông vải mềm ướt, thấm nước sạch để vệ sinh, tuyệt đối không dùng bông gạc hay ống tiêm để rửa khe hở vì sẽ gây tổn thương cho bé.
  • Hãy tập luyện nói và phát âm cho trẻ.

Hở hàm ếch là tình trạng dị tật bẩm sinh phổ biến, qua siêu âm trong lúc mang thai có thể phát hiện ra. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ phát hiện sau khi trẻ được sinh ra. Khi trẻ bị hở hàm ếch hãy đưa trẻ đến bác sĩ để có hướng điều trị sớm và kịp thời.

Hoàng Minh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin