Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Lịch tiêm HPV cho người trên 26 tuổi

Ngày 05/07/2024
Kích thước chữ

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không đang là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đang có nhu cầu tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và các bệnh lý do virus HPV gây ra. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với độc giả những thông tin hữu ích về tiêm phòng HPV ngoài 26 tuổi.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, cả nam giới và nữ giới nên tiêm vắc xin ngừa HPV trước 26 tuổi để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Cần lưu ý những gì sau khi tiêm phòng HPV ngoài 26 tuổi?

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không?

Theo các chuyên gia, các bạn trẻ nên tiêm phòng HPV trước 26 tuổi để đạt được hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Vậy trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Câu trả lời là hoàn toàn tiêm được nhé! Các chuyên gia cũng cho biết thêm, cả nam và nữ ngoài 26 tuổi vẫn có thể tiêm phòng HPV được nếu họ vẫn trong độ tuổi chỉ định tiêm vắc xin.

Được biết, HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục khi có sự tiếp xúc da với da hoặc da với niêm mạc. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều bệnh lý tổn thương tiền ung thư và ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục…

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết rằng, nam giới và nữ giới trên 26 tuổi thường có hoạt động tình dục phong phú hoặc đã sinh hoạt tình dục trong nhiều năm trước, thậm chí là có những trường hợp không dùng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục sẽ càng tạo điều kiện cho virus HPV lây nhiễm.

Chính vì thế, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa HPV trong hoạt động tình dục như sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, chung thuỷ với một bạn tình… thì việc chủ động tiêm phòng vắc xin HPV đầy đủ theo đúng lịch hẹn là rất quan trọng và cần thiết trong phòng ngừa HPV cũng như các bệnh lý do HPV gây ra một cách hiệu quả.

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Những lưu ý cần biết 1
Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không?

Lợi ích của việc tiêm ngừa HPV khi đã trên 26 tuổi

Mọi đối tượng và mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm phải virus HPV. Do đó, việc tiêm vắc xin phòng HPV là cần thiết đối với trẻ em và người lớn, người trong tuổi trung niên hay người đã quan hệ tình dục từ sớm hoặc chưa từng quan hệ tình dục. Xoay quanh vấn đề trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về những lợi ích khi tiêm phòng vắc xin HPV khi đã trên 26 tuổi, cụ thể như sau:

  • Phòng ngừa đáng kể các bệnh ung thư sinh dục: Theo thống kê của CDC Mỹ vào tháng 8/2023 cho biết, từ khi vắc xin HPV được đưa vào sử dụng năm 2006, tỷ lệ nhiễm HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục ở bé gái giảm đến 88%, ở phụ nữ trẻ là 81%, tỷ lệ mắc bệnh ung thư tử cung đã giảm đến 40%. Do đó, việc tiêm phòng HPV là biện pháp phòng ngừa hiệu quả các bệnh lý liên quan đến HPV.
  • Bảo vệ chéo cho các giới khác: Việc chủ động tiêm phòng HPV đầy đủ và đúng lịch không chỉ bảo vệ chính bản thân mình mà còn giúp bảo vệ cho đối tác trong mối quan hệ tình dục như vợ/chồng, bạn tình. Đây cũng là một biện pháp làm gia tăng khả năng tạo miễn dịch cộng đồng đối với HPV.
  • Tăng cường khả năng phòng ngừa HPV cho nam giới: Theo nghiên cứu của CDC Mỹ cho biết, tỷ lệ lưu hành HPV ở nam giới và nữ giới lần lượt là 91% và 85%. Theo trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (Mỹ) cũng cho biết, tỷ lệ nhiễm phải HPV thông qua đường miệng ở nam và nữ lần lượt là 11,5% và 3,2%. Qua đó có thể thấy tỷ lệ nam giới nhiễm HPV cao hơn so với nữ giới. Vì thế, việc tiêm phòng HPV đầy đủ theo đúng lịch hẹn là một biện pháp hiệu quả giúp nhóm đối nam giới chủ động phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc phải các bệnh lý do HPV gây ra.
  • Tiết kiệm chi phí điều trị: Chi phí tiêm phòng vắc xin HPV thấp hơn rất nhiều so với chi phí điều trị các bệnh lý do HPV gây ra. Hơn nữa, HPV là một tác nhân rất nguy hiểm gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ của những người nhiễm phải HPV.

Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, việc tiêm phòng HPV cho nhóm đối tượng trên 26 tuổi chính là một biện pháp phòng ngừa bệnh chủ động, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Những lưu ý cần biết 2
Tiêm phòng HPV giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung

Lịch tiêm phòng HPV cho người trên 26 tuổi

Hiện nay, vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 (Mỹ) đã được đưa vào sử dụng ở Việt Nam từ tháng 5/2022 có tác dụng giúp phòng ngừa 9 chủng HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 gây ra bệnh ung thư cũng như nhiều bệnh lý khác do HPV. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin Gardasil 9 lên đến hơn 90%.

Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ trong nhóm tuổi từ 9 - 45 tuổi. Do đó, bạn hoàn có thể tiêm phòng HPV khi đã trên 26 tuổi để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư đang có xu hướng trẻ hoá như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư dương vật…

Lịch tiêm phòng vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) cụ thể như sau:

Lịch tiêm từ 09 đến < 15 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 06 tháng sau mũi 1.

Lịch tiêm từ 15 đến 45 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 02 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 04 tháng sau mũi 2.

Lịch tiêm nhanh áp dụng cho người ≥15 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên.
  • Mũi 2: 01 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 03 tháng sau mũi 2.

Lưu ý: Tất cả 03 liều phải tiêm trong 01 năm.

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Những lưu ý cần biết 3
Gardasil 9 là một loại vắc xin phòng ngừa HPV dành cho nhóm đối tượng từ 9 - 45 tuổi

Những lưu ý cần biết sau khi tiêm phòng HPV trên 26 tuổi

Dưới đây là những lưu ý bạn cần nắm được sau khi tiêm phòng HPV trên 26 tuổi, cụ thể là:

Theo dõi phản ứng sau tiêm

Theo các chuyên gia, vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) có độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên, bạn cần ở lại phòng tiêm chủng sau khi tiêm Gardasil 9 tối thiểu là 30 phút và cần theo dõi sức khoẻ tại nhà trong 24 - 48 giờ tiếp theo.

Người tiêm vắc xin Gardasil 9 có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ như đau đầu, sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngứa, nổi ban đỏ, chán ăn, sưng đau tại vị trí tiêm… Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau 1 - 2 ngày mà không cần điều trị. Nếu thấy bất thường khác thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không? Những lưu ý cần biết 4
Người tiêm cần theo dõi phản ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin Gardasil 9

Duy trì lối sống lành mạnh

Sau khi tiêm phòng HPV, bạn nên thực hiện lối sống lành mạnh và khoa học bằng cách xây dựng chế độ ăn hợp lý, tập thể dục - thể thao điều độ, ngủ đủ giấc từ 7 - 8 giờ/ngày và ngủ trước 23 giờ đêm. Đây chính là những yếu tố hỗ trợ cho cơ thể phục hồi nhanh chóng sau tiêm Gardasil 9, tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư cổ tử cung.

Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

Sàng lọc và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ là một biện pháp giúp bạn nhận biết được sớm những bất thường, dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư giai đoạn đầu trước khi các triệu chứng bệnh biểu hiện ra bên ngoài để tăng hiệu quả điều trị.

Tóm lại, nhóm đối tượng trên 26 tuổi nên chủ động tiêm phòng HPV đầy đủ và theo đúng lịch hẹn để giảm thiểu nguy cơ nhiễm HPV cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến HPV. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “Trên 26 tuổi có nên tiêm phòng HPV không?” và những lưu ý cần biết sau khi tiêm HPV ngoài 26 tuổi.

Hiện nay, Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin phòng HPV chính hãng với giá tốt. Tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch giúp cơ thể kích thích sinh ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Vì vậy, mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline miễn phí: 1800 6928 để được tư vấn gói vắc xin phù hợp và đặt lịch tiêm chủng nhanh nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin