Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tiêm chủng

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng

Ngày 27/06/2024
Kích thước chữ

Trẻ 3 tuổi là giai đoạn phát triển toàn diện về cảm xúc, kỹ năng vận động và giao tiếp… Việc tiêm phòng đầy đủ là hành trang cần thiết để con yêu có thể tự do khám phá, phát triển cả về trí não và tư duy. Vậy trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì?

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì vẫn luôn là chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Hiểu được tâm lý đó, trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cho bạn một số mũi tiêm phòng bệnh cho trẻ 3 tuổi và những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng. Trước hết, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc xin sớm và đầy đủ cho trẻ bạn nhé.

Tầm quan trọng của việc cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch

Tiêm vắc xin phòng bệnh là phương pháp hữu hiệu giúp giảm nguy cơ mắc phải các bệnh truyền nhiễm vô cùng đơn giản và hiệu quả. Theo các chuyên gia, tiêm chủng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe, tính mạng cũng như sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Điều này được các chuyên gia lý giải như sau:

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh đang ở trong những năm tháng đầu đời là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng của trẻ kém, kháng thể thụ động được nhận từ mẹ trong thai kỳ cũng bị suy giảm và dẫn mất đi theo thời gian. Do đó, trẻ có thể phải đối diện với nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin cho trẻ sẽ giúp trẻ có miễn dịch đặc hiệu giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Trong trường hợp không may mắc bệnh, trẻ có nguy cơ cao gặp phải nhiều biến chứng, thậm chí là tử vong. Mặc dù được điều trị kịp thời song vẫn tiềm ẩn nguy cơ di chứng nặng kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ trong tương lai. Nếu được tiêm vắc xin, các triệu chứng của bệnh mà trẻ gặp phải sẽ nhẹ hơn, bệnh ít có nguy cơ tiến triển nặng, giảm nguy cơ để lại di chứng lâu dài và đặc biệt là giảm tối đa nguy cơ tử vong.

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng 1
Chủ động cho trẻ tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh đơn giản và hiệu quả

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì?

Như đã trình bày phía trên, chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch là việc làm vô cùng cần thiết nhằm bảo vệ trẻ trước một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh dịch ra ngoài cộng đồng. Vậy trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì?

Dưới đây là các mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ 3 tuổi, các bậc cha mẹ có thể tham khảo:

Vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết của người bệnh với người lành, gây ra bởi virus varicella zoster.

Bệnh thuỷ đậu, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng, nhẹ thì viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm phổi, nặng thì gây viêm màng não, viêm thận cấp, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

Chính vì thế, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này là cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu. Thời gian tiêm phù hợp nhất là từ 12 - 15 tháng và từ 4 - 6 tuổi.

Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Câu trả lời là vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà và uốn ván. Bạch hầu, ho gà, uốn ván là những bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan và bùng phát thành dịch.

Thời gian lý tưởng để tiêm loại vắc xin này là khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi, 4 tháng tuổi. Mũi nhắc lại có thể được tiêm khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Vắc xin phòng bệnh bại liệt

Bại liệt là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, gây ra bởi virus Polio. Căn bệnh này, nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp, kịp thời có thể để lại di chứng bại liệt và tàn tật suốt đời, thậm chí gây tử vong.

Việc tiêm vắc xin phòng bại liệt cho trẻ được thực hiện khi trẻ được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi.

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng 2
Nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella là câu trả lời cho câu hỏi trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì. Trong trường hợp trẻ 3 tuổi đã tiêm vắc xin có thành phần sởi, mũi 1 cách ít nhất 1 tháng kể từ lần tiêm vắc xin Mvvac. Trường hợp đã tiêm Priorix lúc 9 - 12 tháng thì cần phải cách 3 tháng. Mũi 2 sẽ là 3 năm sau mũi 1 hoặc lúc 4 - 6 tuổi. Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc phải các căn bệnh này, cha mẹ cần lưu ý mốc thời gian tiêm phòng này để cho trẻ đi tiêm.

Vắc xin phòng bệnh viêm gan A

Viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống, nguồn nước hoặc sự tiếp xúc với đồ vật có nhiễm phân của người mang mầm bệnh. Bệnh có tính chất khởi phát đột ngột và cấp tính với các biểu hiện như sốt, chán ăn, mệt mỏi, phát ban, đau cơ, đau khớp

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng vắc xin viêm gan A theo đúng lịch, cụ thể là từ 1 tuổi trở lên đến 23 tháng tuổi và tiêm mũi nhắc lại sau khoảng 6 tháng kể từ khi tiêm phòng vắc xin viêm gan A.

Vắc xin phòng bệnh viêm gan B

Viêm gan B là căn bệnh nhiễm trùng gan nguy hiểm song lại không đi kèm triệu chứng, do vậy mà rất khó để phát hiện ra bệnh cũng như ngăn chặn lây lan bệnh trong cộng đồng. Việc cha mẹ chủ động tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ mắc phải căn bệnh này.

Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B cho trẻ được khuyến cáo ở các thời điểm: Trong vòng 12 giờ đầu sau sinh, khi trẻ được 1 - 2 tháng tuổi và từ 6 - 18 tháng tuổi.

Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng 3
Vắc xin phòng bệnh viêm gan B cũng là mũi tiêm phòng cần thiết đối với trẻ 3 tuổi

Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B

Viêm não Nhật Bản B là bệnh lý nguy hiểm và rất khó phát hiện bởi các triệu chứng của bệnh thường tương tự như một số bệnh viêm nhiễm thường gặp. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về vận động, thần kinh… của trẻ mặc dù được phát hiện sớm. Chính vì thế, cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc phải căn bệnh này chính là chủ động cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B.

Vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B thường được khuyến cáo tiêm cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Mũi 1 là liều đầu tiên, mũi 2 cách mũi 1 khoảng 2 tuần và mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Trong đó, mũi 3 là mũi tiêm nhắc lại nhằm duy trì miễn dịch.

Những lưu ý khi cho trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh

Khi đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi đưa trẻ đi tiêm phòng, cha mẹ cần mang theo sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng của trẻ.
  • Trước khi tiêm cần cho trẻ khám sàng lọc trước. Thông qua khám sàng lọc, bác sĩ sẽ đánh giá trẻ có đủ điều kiện để tiêm phòng hay không, có đang gặp vấn đề sức khỏe nào cần hoãn tiêm hay không hay có nằm trong nhóm đối tượng chống chỉ định với tiêm chủng hay không…
  • Sau khi tiêm, cha mẹ cần cho trẻ ở lại phòng tiêm chủng theo dõi tối thiểu 30 phút sau tiêm nhằm phát hiện sớm các phản ứng bất thường nếu có và xử lý kịp thời nếu cần.
  • Về nhà, cha mẹ cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 - 48 giờ tiếp theo. Sau tiêm vắc xin, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng phụ như sưng đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ… Tuy nhiên các triệu chứng này chỉ mang tính tạm thời và sẽ tự biến mất trong một vài ngày sau đó.
  • Trong trường hợp phát hiện các triệu chứng bất thường như sốt cao, co giật, mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc dữ dội, bỏ ăn bỏ bú, phát ban toàn thân… cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng can thiệp kịp thời và phù hợp.
Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng 4
Trẻ cần được khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, qua bài viết của Tiêm chủng Long Châu hôm nay, bạn đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được một số lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin