Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hôi miệng là một vấn đề phổ biến và gây khó chịu cho nhiều người. Nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này bao gồm chăm sóc răng miệng kém, ăn uống không hợp lý hay các vấn đề sức khỏe khác. Ngoài các sản phẩm chăm sóc răng miệng thông thường, nước muối cũng là một phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp làm sạch miệng, loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác dụng của nước muối trong việc trị hôi miệng và cách thực hiện đúng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu bạn đang gặp phải hay quan tâm đến vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết nhé!
Người bị các bệnh liên quan đến nha khoa (như viêm nướu, sâu răng) và dạ dày (như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản) thường bị hôi miệng. Mặc dù không gây hại cho sức khỏe, hôi miệng có thể ảnh hưởng đến mức độ tự tin khi giao tiếp. Nếu bạn muốn khắc phục triệu chứng này, bạn có thể sử dụng nước muối.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng nước muối để súc miệng có thể tăng độ pH trong khoang miệng. Điều này làm cho môi trường trong khoang miệng trở nên kiềm hơn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nếu khoang miệng không có tính axit, việc viêm nhiễm và các vấn đề về răng nướu cũng sẽ giảm đi.
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên hiệu quả trong việc giảm mảng bám và số lượng vi khuẩn. Khi mảng bám và vi khuẩn được loại bỏ, điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của sâu răng và cải thiện tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
Việc sử dụng một số loại nước súc miệng với nồng độ cồn cao hiện nay có thể gây kích ứng cho khoang miệng, đặc biệt là nướu. Vì vậy, sử dụng nước muối để trị hôi miệng sẽ là lựa chọn an toàn hơn để có hơi thở thơm tho khi bạn có nhạy cảm với cồn.
Hơn nữa, tính khử trùng và loại bỏ mảng bám của nước muối khi sử dụng để súc miệng sẽ giúp khoang miệng của bạn được làm sạch. Điều này giảm nguy cơ sâu răng và các bệnh liên quan đến răng miệng như bệnh nha chu, đau răng, nhiễm trùng nướu răng và tăng cường sức đề kháng cho khoang miệng của bạn.
Việc sử dụng nước muối tự pha tại nhà để trị hôi miệng là một phương pháp an toàn và tiết kiệm, không cần phải quan tâm đến thương hiệu hay chi phí. Nguyên liệu muối có thể được mua ở bất kỳ cửa hàng nào để bạn có thể tự pha cho mình một loại nước súc miệng không chứa cồn. Ngoài tác dụng cải thiện hơi thở, nước muối còn có nhiều công dụng khác như khử trùng miệng nếu bạn có vết loét, khử trùng sau khi nhổ răng, làm dịu cơn đau họng...
Nguyên liệu: Muối, nước lọc.
Cách thực hiện:
Trước khi sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng, bạn nên chải răng kỹ. Nếu lợi và nướu bị sưng hoặc chảy máu, bạn có thể ngậm nước muối trong khoảng 3 phút để làm dịu vết loét hoặc niêm mạc.
Nguyên liệu: Muối, baking soda.
Cách thực hiện:
Baking soda có khả năng loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng. Do đó, nguyên liệu này có thể hỗ trợ giảm mùi hôi miệng do các bệnh về nha khoa gây ra. Bên cạnh đó, baking soda còn có tính tẩy trắng, giúp làm sạch và duy trì hàm răng trắng sáng. Kết hợp baking soda với nước muối không chỉ giảm mùi hôi khó chịu mà còn giúp làm sạch khoang miệng và duy trì độ trắng sáng cho hàm răng.
Nguyên liệu: Muối và chanh.
Cách thực hiện:
Chanh chứa tinh dầu thơm giúp khử mùi do vi khuẩn gây ra, đồng thời có tính sát trùng. Ngoài ra, nồng độ acid citric trong chanh giúp làm sạch răng miệng và giảm nguy cơ viêm nhiễm chân răng.
Để chữa hôi miệng bằng nước muối hiệu quả, cần lưu ý các điều sau:
Hy vọng phương pháp trị hôi miệng bằng muối thể giúp bạn cải thiện các triệu chứng răng miệng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng nước muối để trị hôi miệng có thể mang lại hiệu quả tốt đối với các trường hợp nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, với những trường hợp bị hôi miệng kéo dài, cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách và điều trị các bệnh lý liên quan để đạt được kết quả tốt nhất.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...