Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì? Ăn nhiều trứng vịt lộn có làm sao không?

Ngày 29/01/2023
Kích thước chữ

Trứng vịt lộn là món ăn khá hấp dẫn với đại đa số người Việt. Trứng vịt lộn cũng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng bạn đã biết trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì chưa? Theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Trứng vịt lộn là một món ăn rất ngon và rất nổi tiếng ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng ăn trứng vịt lộn có thể cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe. Vậy trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì? Ăn nhiều có sao không?

Trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì?

Trứng vịt lộn có tác dụng bổ âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. Rau răm có tác dụng trừ hàn, tiêu thực, sáng mắt, khử trùng, làm mạnh đầu gối, ấm bụng, chữa đầy bụng khó tiêu... Gừng tươi có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, cường tim, giải độc, chống suy nhược.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa thiếu máu, gầy yếu, chậm lớn, đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể...

Trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người Trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

Ăn trứng lộn nhiều có tốt không?

Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao không nên ăn quá nhiều kẻo bị “ăn thừa” dinh dưỡng. Không những không mang lại hiệu quả tốt mà còn phản tác dụng, làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường… và tăng đạm không tốt cho người bị bệnh gút.

Rau răm là gia vị không thể thiếu khi ăn trứng vịt lộn. Tuy nhiên nếu ăn sống một lượng lớn rau răm sẽ khiến nam giới nóng rét, giảm ham muốn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau răm có chứa một số tinh dầu và chất ức chế dục tính.

Do đó, nên ăn vừa phải, đồng thời cũng nên cân nhắc thời điểm ăn trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Tốt nhất nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng cùng với các thực phẩm khác và không nên ăn vào buổi tối. Nếu ăn nhiều trứng vịt lộn vào buổi tối sẽ gây khó tiêu, khó chịu.

Số lượng trứng vịt lộn sử dụng hợp lý nhất là: Trẻ em ăn tối đa 1 quả mỗi tuần, người lớn ăn tối đa 2 quả mỗi tuần. Nên nêm gia vị khi ăn. Lượng gia vị phù hợp cho một lần ăn tối đa hai quả trứng là khoảng 5g gừng tươi thái lát và khoảng 5g rau răm tươi. Đối với người lớn tuổi muốn bồi bổ sức khỏe tối đa nên dùng khoảng 60 - 90 ngày.

Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao không nên ăn quá nhiều Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng vịt lộn rất cao không nên ăn quá nhiều

Những nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn 

Dưới đây là một số nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn, cụ thể:

  • Trẻ dưới 5 tuổi: Ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng chuyển hóa các chất còn yếu. Đồng thời, trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng, tiêu chảy…
  • Người bệnh tim mạch: Trứng vịt lộn chứa nhiều đạm và cholesterol, ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, gây hại cho tim, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và tắc nghẽn động mạch, dẫn đến đột quỵ.
  • Người mắc bệnh mỡ máu: Tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ nghiêm trọng hơn khi ăn trứng vịt lộn. Vì trong trứng vịt lộn có nhiều đạm sẽ kích thích tích tụ mỡ trong máu và gan khiến bệnh nặng hơn.
  • Người bị cao huyết áp: Khi cơ thể tiêu thụ nhiều chất đạm và cholesterol, huyết áp sẽ tăng cao. Lời khuyên tốt nhất cho những người bị huyết áp cao là tránh xa trứng vịt lộn.
  • Người bị bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ bài tiết các chất độc hại trong cơ thể. Trứng vịt lộn có tính hàn, có thể khiến những người mắc bệnh về gan, tỳ vị dễ bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí đau bụng.
Người bị huyết áp cao nên tránh xa trứng vịt lộn Người bị huyết áp cao nên tránh xa trứng vịt lộn

Tác hại nguy hiểm khi ăn nhiều trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:

  • Có thể gây đột quỵ: Những người bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, bệnh tim nên kiêng ăn hoặc tránh ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể làm tắc nghẽn động mạch tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Có hại cho người bệnh gút: Ăn một lượng lớn trứng vịt lộn mỗi ngày và ăn liên tục sẽ làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu dẫn đến các bệnh về tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… và protein không tốt cho người bị bệnh gout.
  • Suy giảm ham muốn ở nam giới: Trứng vịt lộn thường được ăn kèm với rau răm sống. Ăn nhiều rau răm sống có thể sinh nóng rét và làm giảm khả năng sinh dục của nam giới. Ngoài ra, phụ nữ đang có kinh nguyệt ăn nhiều rau răm sống cũng dễ bị rong huyết. Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều rau răm nếu không sẽ có ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
  • Xơ gan: Trứng vịt lộn tính lạnh, mát, người bị xơ gan ăn vào dễ đầy hơi, khó tiêu gây ra cổ trướng.
Ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, trong đó rau răm có thể gây suy giảm ham muốn ở nam giới Ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, trong đó rau răm có thể gây suy giảm ham muốn ở nam giới

Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn, cụ thể:

  • Nên ăn vào buổi sáng để cơ thể có năng lượng thực hiện cả ngày làm việc, tránh ăn vào buổi tối, khuya dễ dẫn đến khó tiêu, tăng cân.
  • Không ăn trong nhiều ngày liên tiếp.
  • Không nên ăn quá 2 quả trứng vịt lộn trong một lần.
  • Trứng vịt lộn phải được rửa sạch và luộc chín trước khi sử dụng.
  • Không nên nấu trứng vịt lộn qua đêm vì có thể sinh ra vi khuẩn có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trên đây là những chia sẻ của Nhà Thuốc Long Châu về “Trứng vịt lộn ăn có tác dụng gì? Ăn nhiều trứng vịt lộn có làm sao không?”. Những tác dụng tích cực của trứng vịt lộn đối với sức khỏe là không thể phủ nhận. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không nên ăn bừa bãi, nếu ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng và ảnh hưởng đến sức khỏe đấy!

Nguyễn Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Dinh dưỡng