Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm họng liên tục tái đi phát lại là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ thường xuyên phải “đến thăm” bác sỹ. Vào thời tiết giao mùa và đặc biệt là mùa đông bệnh có biểu hiện dai dẳng hơn.
* Môi trường sống bị ô nhiễm: Việc hàng ngàythường xuyên phải hít các chất khí độc hại: Bụi đường, khí thải công nghiệm, các chất hóa học độc hại khác, khói bụi sinh hoạt, khói thuốc lá… Tất cả đều là “môi trường thuận lợi” cho vi khuẩn xâm nhập qua đường thở gây bệnh.
* Tình trạng viêm nhiễm lân cận vùng họng: Nếu như khi bạn đang bị một số bệnh viêm nhiễm quanh vùng họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản, viêm lợi…cũng có thể gây nên viêm họng do vi khuẩn trong các ổ viêm này lan xuống vòm họng sinh sôi và phát triển.
* Thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột: Lạnh giá và sự thay đổi bất thường của thời tiết cũng chính là nguyên nhân làm sức đề kháng của cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này làm cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
* Bị nhiều bệnh liên quan tới đường hô hấp, tiêu hóa: Khi mắc phải một số bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa cũng có thể là thủ phạm gây viêm họng như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày- thực quản, bệnh dị ứng trong…
Vùng họng của mỗi người là nơi rất nhạy cảm và dễ dàng bị viêm nhiễm, nhất là ở những người có hệ miễn dịch kém.Trong khi đó, thời tiết giao mùa thu đông là lúc môi trường nóng lạnh thất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho siêu vi khuẩn có cơ hội phát triển. Vì thế, đây là thời điểm cơ thể dễ đổ bệnh bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp.
Bên cạnh đó, những chất ô nhiễm có trong không khí khiến sức khỏe suy giảm, nhất là người có miễn dịch kém dễ bị bệnh hô hấp trên, cộng thêmkhói bụi, khói thuốc lá, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,… trong nhà đều có thể là thủ phạm của viêm họng liên tục bởi chúng có thể gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng gây ngứa họng, đau họng, đau đầu, chóng mặt, hen suyễn, dị ứng và nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính khác.
Một số bệnh như trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên tình trạng viêm họng liên tục mãi không khỏi. Nguyên nhân là do, những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết acid nhiều hơn dễ trào ngược lên thực quản, khiến cổ họng bị kích thích nhiều, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản. Lâu dần khiến họng vướng và rát, từ đó gây đau họng.
Đặc biệt, vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, đúng cách sẽ khiến những vi khuẩn có hại nằm lại trong khoang miệng vốn đã là nơi rất nhạy cảm và dễ bị viêm. Khi vi khuẩn có hại nằm lại nhiều nơi khoang miệng cũng dễ dàng gây viêm họng hoặc làm nặng thêm tình trạng viêm họng bạch hầu.
Ngoài ra, tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng liên tục. Chỉ khi trẻ có triệu chứng ho là nhiễm khuẩn thì mới cần dùng đến thuốc kháng sinh. Đại đa số các bé còn lại mắc ho là do virus, viêm họng mạn tính hoặc các nguyên nhân khác thì không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chính vì vậy, các mẹ cho bé dùng kháng sinh ngay sau khi phát hiện bé bị viêm họng là một quyết định vội vàng và mạo hiểm. Tự ý cho con dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng do virus có thể làm bệnh nặng hơn, diễn tiến thành những biến chứng vô cùng nghiêm trọng: Viêm phổi, đau họng viêm amidan, viêm VA...
Bảo Bảo
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.