Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Giới tính/
  4. Sức khỏe sinh sản

Tử cung nhi hóa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 15/06/2024
Kích thước chữ

Tử cung nhi hóa, còn được gọi là tử cung nhỏ, là một căn bệnh hiếm gặp ở phụ nữ, gây ra bởi sự phát triển không hoàn chỉnh của tử cung. Tình trạng này dẫn đến kích thước tử cung nhỏ hơn so với bình thường, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe phụ nữ.

Tử cung, hay còn gọi là dạ con, là cơ quan sinh sản quan trọng của phụ nữ, đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo kinh nguyệt, nuôi dưỡng thai nhi và giúp trứng thụ tinh làm tổ phát triển. Tuy nhiên, một số phụ nữ không may mắn gặp phải tình trạng tử cung nhi hóa, nghĩa là tử cung của họ có kích thước nhỏ bất thường, tương tự như tử cung của trẻ em gái.

Tử cung nhi hóa là gì?

Tử cung nhi hóa trong ở phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 45 là tình trạng hiếm gặp nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Biểu hiện chính của bệnh là kinh nguyệt bất thường và khả năng thụ thai thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do teo nhỏ tử cung, với kích thước đường kính trước sau dưới 30mm khi đo bằng siêu âm. Phụ nữ mắc bệnh thường không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít.

Tử cung nhi hóa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1
Tử cung nhi hóa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Nguyên nhân dẫn đến tử cung nhi hóa

Bình thường ở bé gái khi đến tuổi dậy thì, dưới tác động của nội tiết tố nữ, hệ sinh dục phát triển, đặc biệt là tử cung. Đây là cơ quan tạo kinh nguyệt, giúp trứng thụ tinh làm tổ và nuôi dưỡng thai nhi. Để đảm bảo chức năng này, tử cung cần có kích thước đường kính trước sau từ 35 - 45mm. Cấu trúc của tử cung bao gồm lớp thanh mạc, lớp cơ và lớp niêm mạc.

Sự phát triển của tử cung phụ thuộc vào:

  • Nội tiết tố Estrogen và Progesterone: Hai loại nội tiết tố này đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của tử cung.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, tử cung trải qua quá trình thay đổi để chuẩn bị cho việc mang thai.
  • Tình trạng thai nghén: Khi mang thai, tử cung sẽ tăng kích thước để chứa đựng thai nhi và nuôi dưỡng thai nhi phát triển.

Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà Estrogen và Progesterone không có mặt trong cơ thể, tử cung sẽ không thể phát triển bình thường và dẫn đến teo nhỏ. Teo nhỏ tử cung có thể do:

  • Rối loạn nội tiết tố: Một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm có thể khiến cơ thể thiếu hụt Estrogen và Progesterone.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống ung thư, thuốc corticosteroid có thể ảnh hưởng đến sản xuất nội tiết tố nữ.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc gia tăng nguy cơ teo nhỏ tử cung.
  • Teo nhỏ tử cung do dị tật bẩm sinh: Ngoài ra, teo nhỏ tử cung cũng có thể do dị tật bẩm sinh. Một số bé gái sinh ra đã có tử cung nhỏ hơn bình thường hoặc thậm chí không có tử cung.
Tử cung nhi hóa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2
Sự thiếu hụt hormone Estrogen và Progesterone là nguyên nhân gây tử cung nhi hóa

Tử cung teo nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, bao gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Phụ nữ có thể không có kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít.
  • Khó khăn khi thụ thai: Kích thước tử cung nhỏ khiến cho việc di chuyển của tinh trùng và trứng gặp khó khăn, do đó, tỷ lệ thụ thai tự nhiên sẽ thấp hơn.
  • Sảy thai: Teo nhỏ tử cung có thể làm tăng nguy cơ sảy thai do tử cung không đủ sức để chứa đựng và nuôi dưỡng thai nhi.

Dấu hiệu và biểu hiện của tử cung nhi hóa

Nhận biết tử cung nhi hóa thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Những phụ nữ có tử cung nhi hóa thường có vóc dáng như trẻ con, ngực không phát triển, không có lông ở cơ quan sinh dục và nách, xương chậu hẹp, cơ quan sinh dục teo, không có kinh.
  • Tử cung của người bệnh có kích thước nhỏ như trẻ nhỏ, đáy tử cung thường < 4cm.
  • Thay vì thể hiện đầy đủ các đặc điểm nhi tính như vóc dáng nhỏ bé, lông mu và nách thưa thớt, ngực kém phát triển,... một số trường hợp chỉ biểu hiện một số dấu hiệu nhi tính, đặc biệt tập trung ở cơ quan sinh sản, nhất là tử cung.

Điều trị tử cung nhi hóa như thế nào?

Đối với phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng tử cung nhỏ (tử cung nhi tính) kèm theo giảm nồng độ nội tiết tố nữ, việc sử dụng liệu pháp hormone thay thế (HRT) có thể mang lại hiệu quả trong một số trường hợp. Liệu pháp này thường bao gồm sự kết hợp của Estrogen và Progesterone trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng, nhằm mục đích:

  • Kích thích sự phát triển của tử cung: Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các mô sinh sản, bao gồm cả tử cung. Bổ sung estrogen qua liệu pháp HRT có thể giúp kích thích sự tăng trưởng của tử cung, từ đó cải thiện khả năng sinh sản.
  • Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: Progesterone phối hợp với Estrogen giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm bớt các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở phụ nữ tử cung nhỏ như kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, hoặc rong kinh.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Liệu pháp HRT có thể giúp cải thiện các triệu chứng do thiếu hụt nội tiết tố nữ như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, khô âm đạo, loãng xương, và thay đổi tâm trạng.

Tuy nhiên cần kiểm tra vú và các chức năng gan, thận.

Tử cung nhi hóa là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Sử dụng liệu pháp hormone mang lại hiệu quả điều trị

Trường hợp những phụ nữ đã cắt bỏ 2 buồng trứng hoặc có suy buồng trứng sớm, cần được sử dụng duy trì thuốc nội tiết tố kéo dài. Những phụ nữ này nếu muốn có thai cũng cần có sự hỗ trợ sinh sản, cần thụ tinh trứng trong ống nghiệm, sau khi trứng được thụ tinh sẽ được cấy vào tử cung để cho thai tiếp tục phát triển.

Đối với những phụ nữ có các bất thường bẩm sinh như tử cung nhỏ hay không có tử cung, cần được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm về nhiễm sắc thể, tùy theo mức độ, tình trạng của mỗi người sẽ có thể phẫu thuật tạo tình tử cung.

Hy vọng bạn đọc có những kiến thức bổ ích về tử cung nhi hóa thông qua bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường nếu trên.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin