Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng?

Ngày 31/10/2024
Kích thước chữ

Khàn giọng và mất tiếng là bệnh lý sức khỏe phổ biến hiện nay. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Vậy tình trạng tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về tình trạng mất tiếng qua bài viết dưới đây.

Mất tiếng có thể do nhiều bệnh lý khác nhau gây ra và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần tìm hiểu tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Và nguyên nhân gây mất giọng để có những biện pháp điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây hãy cùng Long Châu khám phá chi tiết nhé!

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì?

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Tự nhiên mất tiếng hay còn gọi là khàn tiếng, là hiện tượng giọng nói bị thay đổi, không còn rõ ràng như bình thường. Tình trạng này thường xảy ra do các vấn đề liên quan đến dây thanh, phổ biến nhất là viêm thanh quản, có thể đi kèm với triệu chứng đau họng và sưng họng.

Trong nhiều trường hợp, tình trạng mất tiếng có thể tự cải thiện sau vài ngày khi triệu chứng đau họng giảm. Tuy nhiên, nếu tình trạng mất tiếng kéo dài quá 2 tuần mà không có lý do rõ ràng, người bệnh nên đi khám để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng? 1
Tự nhiên mất tiếng khiến giọng nói của bạn dần thay đổi và khó giao tiếp

Những ai có nguy cơ tự nhiên mất tiếng?

Tự nhiên mất tiếng là tình trạng rất phổ biến, với khoảng 1/3 dân số thế giới đã từng trải qua ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em, nhưng đối với những ai thường xuyên sử dụng giọng nói liên tục hoặc với âm lượng lớn như giáo viên, ca sĩ hay huấn luyện viên thường dễ có nguy cơ tự nhiên mất tiếng.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng hay ho thường bị viêm thanh quản, dẫn đến tình trạng mất tiếng. Đặc biệt, mất tiếng cũng có thể xuất hiện như một bệnh rối loạn chức năng mà không phải do tổn thương thực thể ở dây thanh.

Nguyên nhân khiến bạn tự nhiên mất tiếng

Sau khi đã tìm hiểu tự nhiên mất tiếng là bệnh gì, bạn có bao giờ tự hỏi nguyên nhân gây ra tình trạng mất tiếng là gì không? Theo các chuyên gia sức khỏe, có nhiều yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng này.

Thứ nhất, vấn đề thay đổi thời tiết có thể khiến nhiều người cảm thấy khó chịu với các triệu chứng như đổ mồ hôi, sổ mũi hoặc ho. Nếu không điều trị kịp thời, khàn giọng hoặc mất tiếng có thể kéo dài nhiều ngày, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Thứ hai, nhiễm siêu vi cũng là một nguyên nhân phổ biến. Một số loại siêu vi có thể tấn công thanh quản và gây ra tình trạng tự nhiên mất tiếng, mặc dù không phải ai cũng xuất hiện triệu chứng mất tiếng.

Ngoài ra, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, chẳng hạn như khi bạn di chuyển từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nóng, cũng có thể dẫn đến mất tiếng.

Mặt khác, môi trường ô nhiễm, đặc biệt là khi thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn hoặc hóa chất, có thể gây ra các vấn đề hô hấp và mất tiếng.

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng? 2
Ho thường là nguyên nhân phổ biến khiến bạn tự nhiên mất tiếng

Những triệu chứng của tự nhiên mất tiếng

Trong thanh quản, hai dây thanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh. Sự biến đổi linh hoạt và đồng nhất của dây thanh giúp hình thành những âm điệu và cường độ khác nhau, qua đó phản ánh rõ nét cảm xúc và tâm tư của con người thông qua lời nói.

Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng tự nhiên mất tiếng, cho thấy hệ thống thanh quản của bạn đang gặp vấn đề như viêm thanh quản, viêm họng,... Lúc này, âm thanh phát ra thường trở nên rè, không còn rõ ràng và trong trẻo như trước, khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn.

Ngoài ra, người bệnh thường cảm thấy cổ họng khô rát, ngứa và có thể đau, dẫn đến thường xuyên khát nước. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển nặng hơn, gây mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí sốt cao và khó thở. Từ đó có thể khiến âm thanh dần trở nên khàn đục, gây mất tiếng hoàn toàn.

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng? 3
Mất tiếng thường khiến cổ họng bạn trở nên khô rát và ngứa

Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng?

Mất tiếng không chỉ mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh mà còn gây ảnh hưởng khả năng giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo để phòng tránh tình trạng tự nhiên mất tiếng:

  • Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa: Tránh để nhiệt độ quá thấp để bảo vệ thanh quản.
  • Uống nước: Bạn nên uống nước ở nhiệt độ vừa phải, tránh nước quá nóng hoặc quá lạnh. Đồng thời bạn nên bỏ thói quen uống nước đá trong thời tiết nóng bức.
  • Nghỉ ngơi: Nếu bạn đã từng bị mất tiếng trước đây, hãy dành từ 2 - 3 ngày để nghỉ ngơi khi có dấu hiệu cảm lạnh.
  • Kiểm soát âm lượng: Hạn chế nói nhiều, nói lâu hoặc hét lên để giảm gây kích thích lên thanh quản.

Tự nhiên mất tiếng có thể không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng tình trạng này có thể gây khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện, bạn nên súc miệng hàng ngày, hạn chế nói chuyện lâu, tránh la hét và nếu bạn có thói quen hút thuốc, bạn cần nên bỏ chúng ngay.

Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì? Làm thế nào để phòng tránh mất tiếng? 4
Bạn cần nên nghỉ ngơi để nếu có dấu hiệu cảm gây mất tiếng

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi: “Tự nhiên mất tiếng là bệnh gì?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ giọng nói của bản thân nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin