Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khàn tiếng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, và việc giọng nói bị thay đổi do khàn tiếng khiến nhiều người khó chịu bởi họ sẽ bị mất sự tự tin khi nói. Vậy, khàn tiếng uống gì để nhanh bình phục và lấy lại được giọng nói ban đầu?
Khàn tiếng là tình trạng giọng nói bị thay đổi do các tác nhân bên ngoài lẫn bên trong cơ thể. Ở một số trường hợp, khàn tiếng có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc hay điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái phát kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu xem khàn tiếng uống gì để có thể lấy lại được giọng nói ban đầu trong thời gian ngắn nhé!
Khàn tiếng là tình trạng giọng nói bị thay đổi; cụ thể là về âm độ, cao độ. Thanh quản được cấu tạo bởi dây thanh âm, sự đóng mở của dây thanh âm và sự chuyển động từ luồng khí đến phổi giúp ta phát ra âm thanh. Nếu có tổn thương tại dây thanh âm, âm tạo ra trở nên khàn, đục và khó nghe.
Khàn tiếng xảy ra khi cơ thể bị nhiễm khuẩn gây các bệnh về tai mũi họng, thường gặp ở những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại. Khàn tiếng cũng hay gặp ở những người phải làm công việc nói với cường độ nhiều và liên tục như giáo viên, dẫn chương trình, phát thanh viên… Ngoài ra, việc thời tiết giao mùa chuyển từ nóng sang lạnh cũng là điều kiện thuận lợi để gây hiện tượng khàn tiếng.
Bình thường, khàn tiếng sẽ tự thuyên giảm chỉ sau vài ngày nếu do các bệnh lý hô hấp thông thường. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, hiện tượng này sẽ kéo dài và trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh.
Có rất nhiều phương pháp để điều trị khàn tiếng, vậy khàn tiếng uống gì để cải thiện tình trạng?
Ngoài công dụng là gia vị cho những bữa ăn hằng ngày, gừng còn được coi là một vị thuốc với khả năng chữa được nhiều bệnh như đau đầu, buồn nôn, say xe… và khàn tiếng cũng không phải ngoại lệ. Với thành phần bao gồm các chất kháng khuẩn (zingiberol, zingiberene), gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả, làm dịu mát cổ họng và giảm khàn tiếng.
Sử dụng một ít lát gừng thái mỏng thả vào một cốc trà mới pha, sau đó để gừng tiết hết tinh chất trong 3 – 5 phút rồi bắt đầu sử dụng. Cần duy trì uống đều đặn, khoảng 3 – 4 cốc trà mỗi ngày để cải thiện tình trạng khàn tiếng. Bạn có thể sử dụng thêm mật ong để cảm thấy ngon miệng khi uống.
Quế có tính ấm, mùi thơm, có vai trò quan trọng trong kháng viêm, sát trùng và làm ẩm cổ họng, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trà quế là một phương pháp đơn giản, tuy nhiên công dụng của nó trong việc điều trị khàn tiếng là rất lớn.
Có thể sử dụng lá quế tươi hoặc bột quế đun cùng với nước, có thể bổ sung thêm một vài lát gừng để tăng thêm hiệu quả điều trị. Cho hỗn hợp lên bếp và đun sôi trong khoảng 10 phút. Cần dùng ngay khi còn ấm, dùng đều đặn mỗi ngày cho đến khi tình trạng khàn tiếng giảm dần và hoàn toàn biến mất.
Chanh chứa nhiều vitamin C giúp chống viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm kết hợp với vitamin E trong mật ong giúp làm dịu niêm mạc, giảm tổn thương nhanh chóng, đồng thời giúp cải thiện sức đề kháng.
Để sử dụng, cần rửa sạch, cắt lát chanh sau đó ngâm với mật ong trong 2 tiếng, sau đó ngậm chanh trong miệng, nuốt phần nước từ từ xuống họng. Cần thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để tình trạng khàn tiếng được cải thiện.
Do có cùng họ với chanh nên quất cũng chứa nhiều vitamin C giúp tiêu viêm, trị ho và khàn tiếng hiệu quả. Dùng quất bỏ hạt, thái thành những lát nhỏ rồi hấp cách thủy cùng với mật ong và đường phèn trong vòng 20 phút. Cần duy trì mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần uống 5 muỗng cà phê sẽ cải thiện đáng kể tình trạng khàn tiếng, lấy lại âm sắc bình thường khi nói, đồng thời giúp tiêu đờm hiệu quả.
Giấm táo là một loại nguyên liệu có tính axit cao, vì vậy có khả năng kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các loài vi khuẩn trong cổ họng, đồng thời tiêu viêm rất tốt. Kết hợp giấm táo với mật ong tạo hỗn hợp mang tính sát khuẩn cao, làm dịu các cơn đau trong cổ họng và chữa khàn tiếng hiệu quả.
Để pha hỗn hợp, cần cho 5 muỗng cà phê mật ong cùng với 2 thìa canh giấm táo vào một ly nước ấm và trộn đều, sau đó có thể sử dụng ngay. Hỗn hợp này có thể dùng để uống (1 – 2 lần 1 ngày) hoặc cũng có thể dùng để súc miệng mỗi ngày nhằm loại bớt các loại vi khuẩn gây viêm thanh quản.
Lá hẹ có chứa những chất hoạt động tương tự như kháng sinh như sunfua và saponin, giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn gây viêm, gây bệnh ở thanh quản
Rửa sạch lá hẹ, cắt khúc ngắn, cho vào chén sau đó thêm 3 muỗng cà phê mật ong, trộn đều và hấp cho đến khi lá hẹ trở nên chín nhừ. Sử dụng 1 ngày 2 – 3 lần, nên ăn cả xác hẹ để tăng hiệu quả sử dụng. Sau mỗi lần dùng cần hâm nóng lại.
Lê là loại hoa quả có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể, chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là 3 loại vitamin A, vitamin B, vitamin C, đồng thời chứa nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Gọt sạch vỏ trái lê, thái miếng và ép lấy nước, có thể thêm nước vỏ quýt để tăng hiệu quả chữa bệnh. Uống 2 ly 1 ngày và duy trì đến khi tình trạng khàn tiếng chấm dứt. Hỗn hợp nước ép này có thể sử dụng để điều trị viêm họng cấp, viêm thanh quản, …
Khi mắc phải khàn tiếng, cần tuân theo các phương pháp sau để cải thiện tình trạng bệnh:
Bài viết trên đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi khàn tiếng uống gì và các gợi ý về các loại thức uống nên sử dụng khi bị khàn tiếng. Để hiệu quả trở nên tốt nhất, bạn cần thực hiện ngay khi thấy có dấu hiệu đau rát cổ họng và sử dụng đúng liều lượng, đồng thời cần tuân theo các lưu ý khi bị khàn tiếng. Nếu khàn tiếng xảy ra trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Chúc bạn đọc sức khỏe!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...