Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tư vấn sức khỏe: Tiểu đường ăn đu đủ chín được không?

Ngày 14/12/2022
Kích thước chữ

Người bị tiểu đường phải kiêng cử nhiều thực phẩm, bao gồm cả nhiều loại trái cây. Vậy tiểu đường ăn đu đủ chín được không? Ăn đu đủ chín có lợi hay hại cho bệnh nhân tiểu đường?

Tiểu đường là căn bệnh phổ biến với người Việt. Một phần do chế độ dinh dưỡng không khoa học đã khiến bệnh ngày càng trẻ hoá. Vậy nên trong lối sống hằng ngày, người bệnh cần kiêng cữ nhiều loại thực phẩm kể cả một số trái cây nhiều đường. Liệu tiểu đường ăn đu đủ chín được không? Tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây. 

Dinh dưỡng của người tiểu đường có gì đặc biệt?

Để cải thiện tình trạng bệnh, người bị tiểu đường cần xây dựng một chế độ ăn khoa học. Ăn đa dạng để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể nhưng phải đảm bảo không gây tăng đường huyết. 

Thực phẩm nên ăn

  • Trứng: Trứng là thực phẩm giàu đạm nhưng không gây tăng đường huyết. Người bị tiểu đường có thể ăn khoảng 3 lần/tuần và mỗi lần ăn một quả. Họ không nên ăn quá số lượng này vì trứng chứa hàm lượng cholesterol cao, dễ gây tăng cân và ảnh hưởng tim mạch.
  • Rau xanh: Các loại cải như cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi đều là thực phẩm tốt cho người tiểu đường. Chúng có hàm lượng chất xơ cao, ít calo và chỉ số đường huyết thấp. Việc ăn rau xanh còn cung cấp Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh.
Góc hỏi đáp: Tiểu đường ăn đu đủ chín được không? 1 Trứng, ngũ cốc nguyên hạt, khoai lang là thực phẩm tốt cho người tiểu đường
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Ngũ cốc nguyên hạt luôn là thực phẩm vàng cho sức khỏe. Chúng chứa hàm lượng chất xơ cao và có chỉ số đường huyết thấp hơn ngũ cốc tinh chế rất nhiều. Bệnh nhân tiểu đường cần tiêu thụ gạo lức, bánh mì ngũ cốc, kiều mạch, quinoa trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện bệnh.
  • Trái cây ít ngọt: Các loại trái cây có múi là loại quả được ưu tiên trong thực đơn của người tiểu đường. Ăn các loại trái cây như cam, quýt giàu Vitamin C rất tốt để nâng cao sức đề kháng, chống viêm nhiễm ở người bệnh. Đu đủ cũng là một loại quả giàu vitamin C mà người tiểu đường có thể bổ sung cho cơ thể.
  • Mỡ cá: Mỡ cá là chất béo lành mạnh nên bổ sung cho người tiểu đường. Mỡ cá giàu Omega 3 và DHA, tăng cường sức khỏe trí não và tim. Tiêu thụ các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích là cách nạp mỡ cá tốt nhất.
  • Khoai lang: Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp và chúng giải phóng đường chậm nên không làm tăng lượng đường trong máu nhiều khi ăn. Thay vì ăn cơm, ăn khoai lang vừa giúp người bệnh no lâu, lại vừa bổ sung đầy đủ Vitamin tốt cho cơ thể. 
  • Quả hạch: Người bệnh tiểu đường nếu thèm ăn vặt thì có thể sử dụng quả hạch như món ăn chơi lành mạnh. Chúng chứa nhiều chất xơ, ít tinh bột đường giúp kiểm soát đường huyết. Hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ, hạt mắc ca là những thực phẩm nên ăn.

Thực phẩm nên kiêng

Góc hỏi đáp: Tiểu đường ăn đu đủ chín được không? 2 Trái cây sấy khô là thực phẩm nhiều đường mà người tiểu đường nên tránh
  • Gạo trắng: Gạo trắng làm tăng lượng đường trong máu nhanh nên không thích hợp cho người bị tiểu đường. Hạn chế ăn cơm nấu từ gạo trắng, xôi dẻo, bún, phở, miến khi không muốn tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Trái cây sấy khô: Ăn trái cây tươi giàu Vitamin C là tốt nhưng với trái cây sấy khô sẽ ngược lại. Chúng được chế biến với lượng đường cao nên sẽ làm chỉ số đường huyết của người bệnh tăng khi ăn.
  • Đồ ngọt: Bánh, kẹo, nước ngọt là những thực phẩm tuyệt đối không nên dùng cho người tiểu đường. Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng bệnh thì phải loại bỏ chúng khỏi thực đơn.
  • Đồ ăn nhanh: Những thức ăn nhanh ngon miệng hay đồ đóng gói sẵn tiện lợi đều là nguyên nhân gây béo phì và tiểu đường. Chúng là thực phẩm ít dinh dưỡng nhưng giàu chất béo xấu và có lượng calo cao. Ăn thực phẩm này làm chỉ số đường huyết tăng cao.
  • Sầu riêng, mít: Hai loại quả này là cái tên điển hình của trái cây nhiều đường. Những ai bị tiểu đường phải kiêng dè. Bên cạnh đó, hai loại quả này còn gây nóng trong người nên tốt nhất người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn.

Tiểu đường ăn đu đủ chín được không?

Góc hỏi đáp: Tiểu đường ăn đu đủ chín được không? 3 Tiểu đường ăn đu đủ chín được không là câu hỏi hay được người bệnh đặt ra

Trong đu đủ chín rất giàu dinh dưỡng, chúng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất. Loại quả này ít calo và là nguyên liệu tuyệt vời có thể dùng như bữa chính với người giảm cân. Người mắc bệnh tiểu đường thường lo lắng về việc ăn đu đủ chín có thể làm tăng đường huyết. Nhưng đây là quan điểm sai lầm bởi:

  • Đu đủ chín không nhiều đường: Mặc dù đủ đủ khi chín sẽ có vị ngọt nhưng thường ngọt thanh, không gắt bởi hàm lượng đường thấp. Ăn đu đủ chín còn giúp người bệnh đái tháo đường type 2 cải thiện bệnh. 
  • Đu đủ giàu chất xơ: Hàm lượng chất xơ cao khiến đu đủ chín làm người bệnh no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn từ đó không thích ăn vặt.
  • Đu đủ giàu Vitamin C, A, B: Những Vitamin này hỗ trợ chức năng tim mạch, rất tốt cho người bị tiểu đường.

Vậy nên có thể khẳng định rằng người tiểu đường có thể ăn đu đủ mà không lo tăng đường huyết. Tuy nhiên cách ăn tốt nhất là ăn đu đủ chín trực tiếp mà không chế biến thêm sữa hay kem gì. Ngoài đu đủ, bạnnên ăn bổ sung các loại trái cây khác như bưởi, cam, quýt, ổi, việt quất và ăn với lượng vừa phải. 

Những lưu ý khi ăn đu đủ

Một số lưu ý khi ăn đu đủ dành cho người bị tiểu đường:

  • Ăn đu đủ chín tự nhiên: Ngày nay nhiều người đã ép chín đu đủ bằng cách ủ trái cây phản khoa học, từ đó làm đu đủ chín nhưng không ngon, dễ gây ngộ độc. Tốt nhất, bạn nên mua đu đủ còn hường rồi đợi sau vài ngày khi chúng tự chín vàng rồi mới ăn.
  • Bỏ hạt đu đủ khi ăn: Hạt đu đủ rất độc, chúng có thể gây khó thở, mạch đập nhanh nếu ăn phải. Bạn nên bỏ hạt đu đủ khi ăn.
  • Không ăn đu đủ khi tiêu chảy: Đu đủ giàu chất xơ và chống táo bón tốt. Nhưng nếu ăn đu đủ khi bị tiêu chảy thì sẽ khiến bệnh nặng hơn.
  • Không uống sinh tố đu đủ: Với người bệnh tiểu đường, chỉ nên ăn đu đủ chín trực tiếp. Việc tiêu thụ sinh tố đu đủ sẽ làm tăng lượng đường trong máu bởi sinh tố có kem và sữa. 

Trên đây là những chia sẻ xung quanh thắc mắc tiểu đường ăn đu đủ chín được không. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn có thể biết cách xây dựng thực đơn chuẩn cho người bệnh tiểu đường. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin