Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Túi thai 6mm là mấy tuần? Tìm hiểu chung về túi thai

Ngày 04/07/2024
Kích thước chữ

Đánh giá kích thước thai nhi theo tuần là một biện pháp hữu ích giúp bác sĩ và mẹ bầu nắm bắt được tình hình phát triển của em bé. Nhờ đó, thai phụ có thể kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Vậy túi thai 6mm là mấy tuần và đã có phôi thai chưa?

Kích thước túi thai theo từng tuần là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm khi theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp thông tin chi tiết về kích thước túi thai 6mm là mấy tuần giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn và có những biện pháp chăm sóc thai kỳ phù hợp.

Tìm hiểu chung về túi thai

Túi thai là một cấu trúc chứa phôi thai, được hình thành từ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Nó được bao bọc bởi một lớp màng mỏng gọi là màng phôi, có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi được thụ tinh, trứng di chuyển từ ống dẫn trứng vào tử cung, làm tổ trong niêm mạc tử cung để phôi thai phát triển. 

Theo các chuyên gia, khoảng 6 - 7 ngày sau khi trứng được thụ tinh, túi thai sẽ bắt đầu hình thành. Lúc này, nó chỉ là một túi nhỏ, có đường kính khoảng 2 - 3mm. Trong 1 - 2 tuần tiếp theo, túi thai tiếp tục phát triển và lớn dần lên. Đến tuần thứ 4 - 5 của thai kỳ, túi thai sẽ có đường kính khoảng 5 - 6mm. Sau đó, túi thai tiếp tục phát triển và phôi thai bắt đầu hình thành rõ ràng hơn.

Túi thai 6mm là mấy tuần? Những điều mẹ bầu cần biết 1
Túi thai được hình thành từ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng

Túi thai 6mm là mấy tuần?

Theo các bác sĩ sản khoa, sau khi phát hiện túi thai qua siêu âm, bạn nên đi khám thai lại sau khoảng 1 tuần, muộn nhất là 2 tuần. Lúc này, phôi thai đã phát triển hơn và việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ quan sát cấu trúc bên trong phôi thai, xác định tuổi thai và loại trừ nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Vậy túi thai 6mm là mấy tuần? Như đã đề cập ở trên, khi túi thai đạt kích thước này thì thường nằm trong khoảng 5 - 6 tuần của thai kỳ. Tuy nhiên, đây chỉ là ước lượng và có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ kinh nguyệt và quá trình thụ thai của người phụ nữ.

Với thắc mắc túi thai 6mm đã có phôi thai chưa thì câu trả lời là “chưa”. Ở tuần thứ 6 - 7 của thai kỳ, phôi thai mới bắt đầu hình thành và phát triển bên trong túi thai. Lúc này, phôi thai chỉ là một khối nhỏ, có đường kính khoảng 0.5mm. Nếu mẹ mới trễ kinh và siêu âm lần đầu cho thấy túi thai 6mm nhưng không có phôi thai thì có thể là bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ đã siêu âm nhiều lần mà kích thước túi thai không thay đổi, có thể thai không phát triển. Trong trường hợp này, mẹ nên theo dõi bằng cách siêu âm mỗi tuần để kiểm tra xem túi thai có phát triển thêm hay không.

Túi thai 6mm là mấy tuần? Những điều mẹ bầu cần biết 2
Túi thai 6mm là mấy tuần phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Các mốc khám thai quan trọng

Phần trên đã giải đáp túi thai 6mm là mấy tuần cho độc giả, vậy mẹ bầu nên đi khám thai vào những giai đoạn nào? Theo các bác sĩ, thai phụ phải được khám thai tối thiểu 3 lần, mỗi lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Số lần khám thai tối ưu là 7 lần với thai kỳ bình thường và nhiều hơn với thai phụ nguy cơ cao (có bệnh lý kèm theo như bệnh tim mạch, tăng huyết áp…). Dưới đây là các mốc thời gian cần lưu ý:

Khi bị trễ kinh hoặc thử que lên 2 vạch

Theo khuyến cáo của bác sĩ sản phụ khoa, phụ nữ nên đi khám thai lần đầu tiên trong vòng 5 - 8 tuần của thai kỳ. Điều này có nghĩa là ngay khi bạn phát hiện ra mình bị trễ kinh hoặc thử que lên 2 vạch. Đây là giai đoạn trả lời cho câu hỏi túi thai 6mm là mấy tuần và đã có phôi thai chưa. Tại lần khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí túi thai và phôi thai, tim thai (nếu có), xem mẹ bầu mang đơn thai hay đa thai. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng được tư vấn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng như chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ.

Tuần thai thứ 11 - 13

Siêu âm thai trong khoảng thời gian này giúp đánh giá cấu trúc cơ quan, phát hiện và sàng lọc một số dị tật bẩm sinh như hội chứng Down thông qua việc đo độ mờ da gáy, tính ngày dự sinh… Đặc biệt, trong tuần thứ 13 của thai kỳ, xương của thai nhi bắt đầu cứng chắc hơn, đặc biệt là xương sọ và các xương dài. Thai nhi có khả năng chuyển động tay và chân một cách ngẫu nhiên.

Túi thai 6mm là mấy tuần? Những điều mẹ bầu cần biết 3
Siêu âm thai giai đoạn này giúp sàng lọc hội chứng Down

Tuần thai thứ 16 - 22

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai để:

  • Kiểm tra dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, hội chứng Down hoặc tật nứt đốt sống.
  • Kiểm tra tử cung, nước ối và tình trạng nhau thai.
  • Theo dõi nhịp tim của bé.
  • Kiểm tra dây rốn.
  • Kiểm tra hình thái học thai nhi.

Tuần thai thứ 22 - 28

Ngoài các kiểm tra và xét nghiệm thông thường, mẹ bầu sẽ thực hiện:

  • Siêu âm hình thái học thai nhi và kiểm tra lượng nước ối.
  • Xét nghiệm đánh giá đái tháo đường thai kỳ, nhằm can thiệp kịp thời bằng chế độ ăn uống và tập luyện vận động hoặc hỗ trợ bằng insulin nếu cần thiết.

Tuần thai thứ 28 - 32

Đây là một trong những thời điểm siêu âm thai kỳ quan trọng nhất để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu. Việc siêu âm trong giai đoạn này giúp chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và dự đoán cuộc sinh một cách tốt nhất. Trong giai đoạn này, siêu âm có thể phát hiện các bất thường về cấu trúc cơ quan, đánh giá tốc độ tăng trưởng của thai, kiểm tra hệ tuần hoàn để đảm bảo việc cung cấp oxy cho thai nhi và phát hiện các vấn đề liên quan đến nhau thai…

Tuần thai thứ 32 - 34

Siêu âm thai nhằm phát hiện sớm những bất thường về tim, động mạch và các cơ quan khác của thai nhi. Bác sĩ sẽ kiểm tra dây rốn để đảm bảo việc vận chuyển máu nuôi thai nhi diễn ra tốt. Ngoài ra còn đánh giá vị trí của nhau thai, tình trạng nước ối, cân nặng và tốc độ tăng trưởng của thai.

Tuần thai thứ 34 - 36

Siêu âm thai kiểm tra vị trí của thai nhi, xét nghiệm protein trong nước tiểu của mẹ bầu và khám đánh giá khung chậu (trong một số trường hợp, để đánh giá khả năng sinh thường hoặc sinh mổ). Lưu ý rằng từ lần khám thai thứ 7 này, mẹ bầu cần được khám thai hàng tuần để có sự theo dõi chặt chẽ nhằm chuẩn bị tốt nhất cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Túi thai 6mm là mấy tuần? Những điều mẹ bầu cần biết 3
Mẹ bầu sẽ được khám khung chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ

Việc theo dõi kích thước túi thai qua siêu âm giúp bác sĩ và mẹ bầu có cái nhìn rõ ràng hơn về sự phát triển của thai nhi, từ đó có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Hãy luôn duy trì các buổi khám thai định kỳ và tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thỏa đáng thắc mắc: “Túi thai 6mm là mấy tuần?” cho mẹ bầu. Theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các thông tin về sức khỏe thai kỳ, mẹ nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin