Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tụt lợi có niềng răng được không? Cần phải lưu ý gì khi niềng răng?

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Tụt lợi có niềng răng được không luôn là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc ấy nhé.

Tình trạng tụt lợi, tụt nướu đã quá phổ biến và không phải là hiếm gặp. Việc sử dụng các biện pháp nha khoa như niềng răng thẩm mỹ cũng sẽ bị cản trở khá nhiều. Vậy bị tụt lợi có niềng răng được không? 

Những điều cần biết về tụt lợi và niềng răng

Tụt lợi là bệnh gì?

Tụt lợi là một bệnh lý răng miệng xảy ra khi phần lợi bị rút về phía chân răng, dẫn đến hiện tượng thân răng dài hơn trước. Tình trạng tụt lợi này có thể xuất hiện ở một răng, nhiều răng hay thậm chí là toàn bộ hàm bao gồm cả hàm trên và hàm dưới. Tụt lợi ở hàm trên thường sẽ dễ nhận thấy hơn là tụt lợi ở hàm dưới. Đặc biệt, tình trạng này thường gặp nhất ở vị trí răng nanh.

Biểu hiện của tụt lợi

Biểu hiện của tụt lợi khá rõ ràng và chúng ta có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Dấu hiệu của tụt lợi đó chính là vùng lợi sưng đỏ, gây nên cảm giác đau nhức, khó chịu. Tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa thường xuyên xảy ra, hơi thở có mùi hôi. Thậm chí, với trường hợp tụt lợi nặng, hàm và lợi sẽ bị co rút rõ rệt và răng lung lay. Chính những biểu hiện này cũng sẽ quyết định phần lớn đến việc đến việc bị tụt lợi có niềng răng được không.

Tình trạng tụt lợi có niềng răng được không? Tình trạng tụt lợi có niềng răng được không?

Niềng răng là gì?

Niềng răng hay còn được gọi là chỉnh nha. Đây chính là kỹ thuật nha khoa sử dụng sự hỗ trợ của mắc cài, dây cung hoặc hiện nay có các loại niềng răng trong suốt để nắn chỉnh lại hàm răng và cấu trúc khớp cắn. Từ đó, toàn bộ hàm răng sẽ được tái lập lại chức năng ăn nhai. Theo thời gian, nó sẽ mang lại sự cân đối cho toàn bộ khuôn mặt.

Trong các trường hợp răng hô, răng móm, răng khấp khểnh hay sai khớp cắn, niềng răng được khuyến cáo nên thực hiện sớm nhất có thể. Niềng răng không chỉ mang lại thẩm mỹ cao mà còn hỗ trợ bảo vệ sức khỏe tối ưu cho răng miệng. Từ đó có thể ngăn ngừa được khá nhiều bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu hay các vấn đề tụt lợi chân răng. Nhưng bị tụt lợi có niềng răng được không? Tìm hiểu câu trả lời ngay trong phần tiếp theo nhé!

Bị tụt lợi có niềng răng được không?

Đi sâu hơn vào vấn đề “bị tụt lợi có niềng răng được không” thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh. Nếu răng của người bệnh bị tụt lợi nặng, các cấu trúc răng không còn chắc chắn trong xương hàm thì mọi sự tác động bên ngoài sẽ rất dễ dàng làm tổn thương và gây hư hỏng răng. Vậy nên trong trường hợp đó rất khó có thể áp dụng phương pháp niềng răng.

Niềng răng có thể điều trị được các tình trạng tụt lợi chân răng Niềng răng có thể điều trị được các tình trạng tụt lợi chân răng

Đối với trường hợp bị tụt lợi nhẹ, lợi vẫn đảm bảo đủ khỏe mạnh thì người bệnh vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ cần phải lên những kế hoạch dịch chuyển răng một cách nhẹ nhàng, từ từ và phải theo dõi chặt chẽ, khắt khe tình trạng răng hơn.

Niềng răng khi bị tụt lợi chân răng cần phải lưu ý gì?

Điều trị tụt lợi chân răng trước khi niềng răng

Nếu như tình trạng tụt lợi của bạn đang ở mức độ nhẹ mà nguyên nhân là do tác động của nội tiết tố hay thói quen chăm sóc răng miệng thì chúng ta vẫn có thể kiểm soát được bằng cách thay đổi những thói quen xấu. Dần dần các hormone sẽ được ổn định và cân bằng lại.

Tuy nhiên, nếu tình trạng tụt lợi chân răng mà nguyên nhân là do những bệnh lý nha khoa gây nên và gần như không thể tự cải thiện được thì lúc này sẽ cần đến sự can thiệp các biện pháp y tế. Nếu tình trạng này không được khắc phục và điều trị kịp thời thì có thể gây hư hại nặng đến răng, khiến các cấu trúc hàm răng trở nên lỏng lẻo và lung lay.

Trong thời gian thực hiện niềng răng, các răng cần phải được cố định trên một cung hàm. Đồng thời, nó cũng phải một chịu lực kéo nhất định để răng có thể dịch chuyển về vị trí mong muốn. Nếu tình trạng tụt lợi ngày một nặng hơn thì nguy cơ răng trở nên lung lay và việc niềng răng thất bại là rất lớn. Thậm chí gây hư hại răng ở mức độ nghiêm trọng như gãy răng.

Một số lưu ý cho tình trạng tụt lợi nhưng muốn niềng răng Một số lưu ý cho tình trạng tụt lợi nhưng muốn niềng răng

Chính vì vậy, trước khi có sự can thiệp chỉnh nha, người bệnh bắt buộc phải tiến hành điều trị tụt nướu răng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đến khi nào các triệu chứng về bệnh lý được cải thiện hoàn toàn, các mô nướu đã được chữa lành thì bác sĩ nha khoa có thể cân nhắc tiếp tục tiến hành niềng răng.

Các rủi ro có thể gặp

Niềng răng vốn được xem là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ răng an toàn và mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị tụt lợi, phương pháp này có thể sẽ phát sinh một số vấn đề về rủi ro như:

  • Gây ra mùi hôi khó chịu ở khoang miệng do trong các giai đoạn niềng răng không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây hại thêm phần tiến triển và dẫn đến bệnh lý răng miệng, tụt nướu răng.
  • Lực kéo của hệ thống mắc cài quá mạnh có thể khiến răng bị lung lay, gây gãy rụng răng.
  • Mô lợi bị kích thích mạnh hơn gây sưng viêm, gây đau răng, nhất là khi chân răng bị dịch chuyển. 
Thường xuyên thăm khám bác sĩ nếu răng có tình trạng bị tụt lợi Thường xuyên thăm khám bác sĩ nếu răng có tình trạng bị tụt lợi

Dù được điều trị răng khá nghiêm ngặt nhưng người bị tụt lợi răng sẽ yếu hơn với người bình thường rất nhiều. Do đó, trong quá trình niềng răng nguy cơ gặp những rủi ro sẽ cao hơn. Vì vậy, bạn nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ nha khoa để cân nhắc quyết định niềng răng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa, kiểm soát tình trạng tụt lợi tái phát khá hiệu quả trong quá trình niềng răng.

Bên cạnh đó, biện pháp này còn mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sâu răng hình thành cũng như những bệnh lý nha khoa hiệu quả.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề tụt lợi có niềng răng được không. Hy vọng, qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích và cần thiết nhất. 

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin