Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có đến 40% trường hợp bị tụt lợi khi bọc răng sứ. Nguyên nhân là gì? Giải quyết tình trạng này như thế nào?
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng khuyết điểm được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Sau khi bọc sứ, hàm răng sẽ có màu đẹp tự nhiên và khả năng ăn nhai cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, một số người sẽ xảy ra hiện tượng tụt lợi khi bọc răng sứ làm cho răng yếu dần và thiếu tính thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết dưới đây.
Tụt lợi là tình trạng chân răng bị lộ ra do sự di chuyển của lợi về phía chóp chân răng. Đây là dấu hiệu cảnh báo sự mất dần các mô quanh chân răng làm lộ ngà răng. Hiện tượng này khiến răng bị ê buốt, gây mất thẩm mỹ và dễ mắc thức ăn làm mòn chân răng và kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Thậm chí một số trường hợp có thể gây tụt lợi chảy máu chân răng làm ảnh hưởng và dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Nếu phát hiện bị tụt lợi khi bọc răng sứ, bạn hãy tham khảo một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:
Mài cùi răng quá nhiều, lấy dấu răng không chuẩn xác, lắp mão răng không khít khiến cùi răng và mão răng kênh cộm làm hở viền nướu. Sau một thời gian sử dụng, vụn thức ăn giắt vào khe hở. Lâu dần sẽ hình thành mảng bám cao răng và ổ vi khuẩn phát triển phá hủy cùi răng. Từ đó, người bệnh bị hôi miệng, kích ứng nướu và tụt nướu.
Chất lượng răng sứ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sử dụng của răng sứ. Thông thường, nếu răng sứ được làm từ chất liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thời gian bảo hành, sẽ không an toàn cho nướu. Hơn nữa, răng sứ không được đảm bảo vô trùng trong quá trình chế tác sẽ gây kích ứng cho người dùng. Nếu sử dụng răng sứ không đảm bảo chất lượng trong thời gian dài sẽ gây ra bệnh viêm nướu và các mô nhạy cảm xung quanh răng, cuối cùng dẫn đến tụt lợi khi bọc răng sứ.
Trước khi bọc răng sứ, khách hàng sẽ trải qua nhiều lần thăm khám kỹ lưỡng và điều trị triệt để các bệnh lý nha khoa để đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài của răng sứ. Chỉ cần chủ quan khi thực hiện các bước trên, bọc răng sứ sẽ làm tăng nguy cơ tụt nướu, viêm lợi sau khi bọc răng sứ.
Răng sứ sau khi bọc khá yếu và cần có phương pháp chăm sóc đặc biệt. Nếu chải răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải lông cứng, các mô mềm quanh răng sẽ bị tổn thương khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào kẽ hở gây tụt lợi, lộ cùi răng bên trong.
Tình trạng tụt lợi nếu không được khắc phục kịp thời sẽ khiến bệnh tiến triển nặng hơn, gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Cụ thể:
Người bệnh không thể tự giải quyết tụt lợi do bọc răng sứ mà phải đến thăm khám ngay tại các cơ sở nha khoa uy tín. Muốn điều trị tình trạng này, các bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân gây tụt lợi chân răng và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Từng trường hợp sẽ có phương hướng điều trị khác nhau:
Trên đây là những thông tin khái quát về căn bệnh tụt lợi khi bọc răng sứ. Để tránh tình trạng này, bạn nên tìm hiểu cẩn thận và chọn những bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm dày dặn để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bản thân.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.