Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, việc lựa chọn xỏ khuyên môi dần trở nên phổ biến, nhất là ở nhiều người trẻ có phong cách cá tính. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng khi xỏ khuyên môi có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi.
Xỏ khuyên được coi là một trong những cách thức thể hiện bản thân, nhưng việc đeo khuyên môi lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng làm tụt lợi. Vì thế, trước khi thực hiện xỏ khuyên môi, ta nên xem xét đầy đủ các tác động tiêu cực mà nó có thể gây ra để đảm bảo sức khỏe của chính mình.
Việc sử dụng đồ trang sức đeo vào lỗ khuyên trên môi có thể gây ra sự cản trở khi chải răng. Nếu việc chải răng không được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật, mảng bám vi khuẩn và mảnh vụn thức ăn có thể tập trung quanh khu vực lỗ khuyên, gây ra hiện tượng hôi miệng.
Đeo khuyên môi góp phần làm tăng lượng nước bọt trong miệng. Mặc dù việc có nhiều nước bọt là có lợi cho sức khỏe răng miệng vì giúp ngăn ngừa sâu răng, nhưng khi lượng nước bọt quá nhiều có thể gây tích tụ vôi răng (cao răng) trên các bề mặt răng và dưới nướu gây tụt lợi.
Việc loại bỏ tích tụ cao răng chỉ có thể được thực hiện bởi các chuyên gia nha khoa thông qua quá trình làm sạch chuyên nghiệp. Chính vì thế, cần phải kiểm tra thường xuyên sức khỏe răng miệng và thực hiện vệ sinh đầy đủ để tránh tích tụ vôi răng và các biến chứng liên quan.
Việc tích tụ quá nhiều vi khuẩn có thể gây ra nhiễm trùng xung quanh lỗ xỏ khuyên. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm sưng tấy, đau, mẩn đỏ và có mùi hôi xung quanh vùng xỏ khuyên. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng miệng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Do đó, việc kiểm tra thường xuyên trạng thái của vùng xỏ khuyên là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tránh các biến chứng tiềm ẩn.
Xỏ khuyên môi là thủ thuật đâm xuyên qua các mô khỏe mạnh dẫn đến vùng xung quanh bị đau và sưng nề. Trong thời gian này, việc làm sạch răng và nướu trở nên khó khăn, dễ gây ra tình trạng viêm nha chu. Bên cạnh đó, sưng nề cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp của bệnh nhân. Vì vậy, việc cân nhắc kỹ trước khi quyết định xỏ khuyên môi là rất quan trọng để tránh các biến chứng không mong muốn.
Bởi vì thành phần kim loại của khuyên môi có thể cọ xát với lợi khi nói chuyện, khi nhai,... dễ dẫn đến tình trạng mô lợi bị tụt lại. Trong một số trường hợp, để điều chỉnh tình trạng này, cần phải thực hiện phẫu thuật để điều chỉnh.
Vi khuẩn có hại có thể tích tụ trong miệng khi đeo khuyên môi, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nha chu (bệnh nướu răng). Nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất răng và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể. Do đó, việc thực hiện vệ sinh răng miệng đầy đủ và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh nha chu và các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Theo như chia sẻ của những người có kinh nghiệm xỏ khuyên môi, việc xỏ khuyên môi có thể dẫn đến tụt lợi và ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng do tác động của kim loại lên bề mặt nướu răng.
Khi thực hiện so sánh nướu của 29 thanh niên đã từng xỏ khuyên môi với 29 người khác chưa từng thực hiện, khoảng một nửa trong số đó là phụ nữ thì hơn 40% trong số này đã bị tụt lợi. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với nhóm người chưa từng xỏ khuyên môi, chỉ có tỷ lệ tụt lợi ở mức 7%.
Ngoài vấn đề về tụt lợi ra, người xỏ khuyên môi còn phải đối mặt với những hạn chế về vệ sinh răng miệng, nhất là những người đã xỏ khuyên môi trong thời gian dài.
Tụt lợi khi xỏ khuyên môi thường gặp ở nữ giới
Tụt lợi là kết quả của quá trình phần rìa mô nướu bao quanh răng bị mòn đi, làm lộ thân răng hoặc chân răng. Điều này tạo ra các khoảng trống hoặc túi nha khoa giữa răng và nướu giúp vi khuẩn sinh trưởng và tích tụ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tụt lợi do xỏ khuyên môi có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các mô nâng đỡ và cấu trúc xương của răng, dẫn đến mất răng.
Tụt lợi khi xỏ khuyên môi là tình trạng phổ biến và hầu hết những người đeo khuyên môi không biết mình đang bị tụt lợi. Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tụt lợi thường là răng ê buốt hoặc có thể tự nhận thấy răng trông dài hơn bình thường. Lúc này người bệnh cần phải sớm tháo bỏ khuyên môi và thăm khám nha sĩ để điều trị. Các phương pháp điều trị tụt lợi sẽ được cân nhắc để sửa chữa mô nướu và ngăn ngừa tổn thương thêm.
Đối với tình trạng tụt lợi nhẹ, nha sĩ có thể điều trị bằng cách làm sạch khu vực bị ảnh hưởng bằng cách cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám tích tụ. Tuy nhiên, trong trường hợp tụt lợi nặng, nhiễm trùng dẫn đến sự tiêu xương và hình thành các túi nướu rộng lớn, khó làm sạch sâu, việc phẫu thuật tụt lợi có thể là cần thiết để khắc phục tổn thương và kiểm soát sự lây lan của nhiễm trùng.
Để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi khi xỏ khuyên môi, việc chăm sóc răng miệng là rất quan trọng. Người bệnh cần đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa và đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu nghi ngờ bản thân bị tụt lợi, người bệnh cần đi khám nha khoa sớm để được can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, để ngăn ngừa suy thoái nướu răng, người xỏ khuyên môi cần cai thuốc lá, uống đủ nước, ăn uống giàu trái cây và rau củ để cung cấp chất chống oxy hóa, cũng như thường xuyên theo dõi sự thay đổi trong miệng. Nếu có tật khớp cắn lệch hoặc nghiến răng khi ngủ, người bệnh cần điều chỉnh sớm để tránh tụt lợi.
Tụt lợi khi xỏ khuyên môi là điều không thể tránh khỏi. Do đó, khi quyết định xỏ khuyên môi hoặc tiếp tục đeo khuyên môi, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, nguyên nhân chính gây tụt lợi. Chỉ cần chăm sóc răng miệng tốt, chắc hẳn bạn sẽ rất tự tin với một chiếc khuyên môi đẹp, cá tính cùng một nụ cười khỏe mạnh bền vững.
Xem thêm:
Ly Huỳnh
Nguồn tham khảo: Vinmec.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.