Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
U cuộn mạch là bệnh lý khá hiếm gặp nên hầu hết bệnh nhân gặp phải đều không phát hiện ra nó. U cuộn mạch có thể xảy ra ở nhiều vị trí nhưng u cuộn mạch dưới móng tay là phổ biến hơn cả. Vậy làm thế nào để phát hiện ra căn bệnh này cũng như cách điều trị? Hãy để nhà thuốc Long Châu giúp bạn đưa ra câu trả lời nhé!
U cuộn mạch được Wood tìm ra vào năm 1812 nhưng tới năm 1924 mới được Masson mô tả một cách đầy đủ về giải phẫu và bệnh sinh.
U cuộn mạch là gì?
Cuộn mạch là một cấu trúc nằm ngay dưới da của chúng ta, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở các đầu ngón tay và đầu ngón chân.
Cuôn mạch đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ của cơ thể. Chúng là một cấu trúc phức hợp gồm nhiều ống thông nối trực tiếp động mạch sang tĩnh mạch mà không thông qua hệ thống lưới mao mạch. Xung quanh những ống thông này còn có các tế bào và đầu mút thần kinh đi qua cùng với mạch máu. U cuộn mạch là một khối u bất thường phát triển trên cơ sở phức hợp cấu trúc này.
U cuộn mạch là một tổn thương hiếm gặp. Vì sự hiếm gặp này mà ngay cả các bác sĩ chuyên ngành đôi khi cũng không nghĩ tới và chẩn đoán nhầm. Nó chiếm chưa tới 2% tỷ lệ u mô mềm. Dù hay gặp nhất ở dưới móng tay nhưng cũng chỉ chiếm dưới 1% các u bàn tay, trường hợp u cuộn mạch trở thành u ác tính cũng rất hiếm.
U cuộn mạch thường xuất hiện nhất ở các chi, nhất là vùng dưới ngón, búp ngón và các vùng khác của bàn tay. Ngoài ra, chúng còn có thể xuất hiện ở những vị trí khác như ở tai giữa, động mạch cảnh...
Biểu hiện điển hình nhất của u cuộn mạch là đau vùng bị u khi bị kích thích cơ học hoặc kích thích nhiệt. Cơn đau thường diễn ra nhanh và không kéo dài, nếu không có kích thích thì không có triệu chứng. Nguyên nhân của cơn đau này là do các sợi thần kinh không có bao myelin bao bọc bị kích thích.
Khi khối u lớn, có thể quan sát thấy vùng màu xanh hoặc tím đỏ dưới móng tay. Ở giai đoạn sớm, thường rất khó phát hiện do biểu hiện chưa thật rõ ràng và tổn thương nhỏ, vì vậy mà người bệnh thường gặp tình trạng đi khám rất nhiều nơi mà không rõ nguyên nhân.
Chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng thì chưa thể chắc chắn được những cơn đau ở móng tay là do u cuộn mạch gây ra. Vì vậy, ta cần có một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như siêu âm và chụp MRI:
Đặc biệt, siêu âm Doppler thường được áp dụng trong chẩn đoán phân biệt u cuộn mạch và các loại u khác của móng tay. Phim MRI cùng giác bác sĩ điều trị trong lựa chọn đường mổ thích hợp để loại bỏ khối u.
Khi đã chẩn đoán u cuộn mạch thì phẫu thuật loại bỏ khối u chính là phương pháp duy nhất. U cuộn mạch sẽ không đáp ứng với điều trị nội.
Dựa vào bệnh sử cơn đau, nghiệm pháp Love, siêu âm hay MRI, các bác sĩ sẽ xác định được vị trí của khối u và tiến hành mổ để loại bỏ. Khối u có màu trắng đục, kích thước khoảng 2mm, bác sĩ sẽ rạch một đường khoảng 1,5cm trên da để lấy nó ra khỏi vị trí bị u.
Kỹ thuật phẫu thuật khá đơn giản và mang lại hiệu quả khá cao nhưng nếu không loại bỏ hoàn toàn khối u sẽ có thể gây ra biến chứng đó là bệnh tái phát trở lại.
Do kỹ thuật phẫu thuật tương đối đơn giản song vẫn có một vài trường hợp bệnh tái phát trở lại do một số nguyên nhân sau đây:
Nếu triệu chứng đau xuất hiện trong vài ngày hoặc trong vài tuần sau phẫu thuật thì nghi ngờ do chưa lấy hết khối u, nhưng nếu chúng xuất hiện trở lại sau nhiều năm thì sẽ nghĩ nhiều tới khả năng có nhiều hơn một u cuộn mạch.
Nhiều biện pháp được khuyến cảm để giảm thiểu tỷ lệ tái phát như sử dụng kính lúp hoặc kính hiển vi, sử dụng 2 ga ra ở cánh tay và gốc ngón. Nếu dấu hiệu tái phát kéo dài trên 3 tháng thì phải có chỉ định khảo sát hình ảnh học và mổ lại để đánh giá.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bổ ích nhất về u cuộn mạch mà nhà thuốc Long Châu muốn mang tới. Hy vọng với bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về u cuộn mạch - một căn bệnh có cái tên khá xa lạ. Vì nó rất hiếm gặp nên thường bị bỏ sót, chính vì vậy, mong rằng với những dấu hiệu bệnh và phương pháp điều trị được đưa ra, bạn đọc có thể đề phòng và tự bảo vệ cho chính mình cũng như những người xung quanh.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.