Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy và cách cải thiện tình trạng này

Ngày 23/11/2022
Kích thước chữ

Móng tay là phần sừng hóa trên các đầu ngón tay, có thể coi như là một lớp lá chắn bảo vệ các vùng đầu ngón tay của chúng ta. Tuy nhiên móng tay một số người lại dễ bị gãy. Vậy nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy là do đâu?

Nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy có thể bắt nguồn từ rất nhiều lý do, có thể do chủ quan hoặc do khách quan. Bất kỳ yếu tố nào mà có ảnh hưởng đến móng tay đều có thể khiến móng tay bị hư hỏng, nó không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta.

Chức năng của móng tay là gì?

Móng tay là phần sừng hóa phù trên các đầu ngón tay, xuất hiện ở người và ngay cả trên các động vật linh trưởng hay có thể xuất hiện ở một số động vật có vú khác. Móng do có kết cấu của keratin khá chặt chẽ nên cũng được xem là bộ phận cơ thể rắn chắc của con người.

Nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy và cách cải thiện tình trạng này 1 Móng tay có kết cấu khá chắc chắn

Móng tay ở mỗi đầu ngón tay sẽ có những chức năng đáng để kể đến như sau:

  • Giúp các ngón tay hoạt động dễ dàng: Đối với một số loài động vật sử dụng móng để đào bới, trèo leo, gãi ngứa, cào cấu, lấy thức ăn đồ vật… Ngay cả đối với con người cũng vậy, không thể phủ nhận được chức năng này.
  • Giúp hỗ trợ tăng cường cảnh giác: Ở các đầu ngón tay chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền thông tin lên trung ương não khi chúng ta cầm nắm hay va chạm vào vật gì đó, có móng tay sẽ giúp ta tăng cường được độ nhạy của xúc giác ở các đầu ngón tay, móng lúc này hoạt động như là lực đối kháng.
  • Giúp bảo vệ khỏi các chấn thương: Ví như là một tấm chắn bảo vệ các mô đầu ngón tay, tránh để những tổn thương ảnh hưởng sâu đến những mạng lưới thần kinh tại các đầu ngón tay.
  • Làm ẩm, giữ ẩm và ngăn ngừa vi khuẩn vào trong cơ thể: Trên móng có các lớp biểu bì lưu giữ lại độ ẩm cho đầu ngón tay và giúp bảo vệ sự xâm nhập của vi khuẩn ngoài môi trường vào trong cơ thể.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Làm đẹp và hài hòa cho đôi bàn tay.
  • Tự vệ khi cần thiết: Như một vũ khí chống lại những tấn công, xé, cấu khi cần.
  • Dự báo cảnh giác đối với một số các dấu hiệu bệnh tật: Chú ý đến các cấu trúc, màu sắc móng tay thay đổi.

Cấu tạo của móng tay như thế nào?

Đối với người bình thường thì móng tay có cấu tạo gồm:

  • Phiến móng hay là đĩa móng: Là phần được mọc ra liên tục từ gốc móng, được cấu tạo sừng hóa bởi lớp keratin, được phát triển kéo dài suốt đời. Đĩa móng luôn được mạch máu nuôi dưỡng nên có màu hồng.
  • Phần giường móng: Nằm ngay dưới đĩa móng, cấu tạo mô mềm và cũng được nuôi dưỡng bởi rất nhiều mạch máu.
  • Mầm móng: Đây cũng là phần rễ của móng, đóng vai trò trong nâng đỡ, phát triển móng tay, nơi được tập trung nhiều các mạch máu. 
  • Phần liềm móng: Phần hình bán nguyệt màu trắng gần gốc móng tay.
Nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy và cách cải thiện tình trạng này 2 Cấu tạo móng tay

Nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy

Việc gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến móng tay là khá phổ biến hiện tay, nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng tới móng có thể là:

Độ ẩm móng quá nhiều: Móng của chúng ta khi ướt nó sẽ dày dần lên. Sau khi khô lại theo tự nhiên nó sẽ co lại, đặc biệt nếu bạn tiếp xúc với nước thường xuyên cộng với việc kết hợp với xà phòng hay các chất tẩy rửa liên tục sẽ làm khô móng tay, móng mềm, rất dễ bong tróc.

Ảnh hưởng do tuổi tác: Khi tuổi cao thì móng tay dễ khô, tiến trình phát triển của móng chậm hơn nhiều. Móng tay mỏng, khô dễ khiến móng bị giòn và gãy.

Cơ thể thiếu chất sắt: Móng tay của chúng ta sẽ có những biểu hiện xấu khi cơ thể thiếu sắt mạn tính.

Thiếu hụt vitamin B12: Đối với các mô tế bào, việc thiếu vitamin B12 có thể gây ảnh hưởng tới độ ẩm của da, xỉn màu móng tay hay có thể khiến móng tay giòn, dễ gãy. Chú ý hơn vì cơ thể chúng ta không có khả năng tự tổng hợp B12 nên cần bổ sung bằng đường thực phẩm để có đủ vitamin B12 mỗi ngày.

Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Khi móng tay có dấu hiệu giòn, dễ gãy thì có thể do thiếu hụt vitamin C, Protein, Sắt, Kẽm, Canxi... Cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm và ăn uống đầy đủ như sữa, cá, rau xanh, trái cây… để cải thiện bộ móng chắc khỏe, bóng mượt hơn.

Nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy và cách cải thiện tình trạng này 3 Một trong những nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy là thiếu hụt dinh dưỡng

Mắc bệnh suy giáp: Hormone tuyến giáp suy giảm, gây ảnh hưởng tới lượng mồ hôi tiết ra. Lượng mồ hôi giảm gây ra hậu quả móng tay khô, giòn, thiếu ẩm.

Mắc hội chứng Raynaud: Hội chứng gây ảnh hưởng tới mạch máu, điều này khiến cho móng tay không được cung cấp đủ dinh dưỡng từ máu nuôi dưỡng dẫn đến tình trạng móng yếu, giòn và dễ gãy.

Người bệnh đang điều trị ung thư: Khi điều trị ung thư với các phác đồ xạ trị sẽ để lại một số tác dụng phụ, phổ biến là tình trạng tóc, móng bị khô, gãy rụng do móng lúc này mỏng, khả năng phát triển chậm lại so với bình thường.

Sử dụng sơn, tẩy móng tay, làm nail quá nhiều: Trong các loại sơn móng tay đều chứa các loại chất dung môi, dibutyl phthalate, aceton gây ảnh hưởng lớn đến móng, bào mòn móng tay, móng yếu, giòn, gãy.

Cách cải thiện tình trạng móng tay dễ gãy

Một số cách sau có thể giúp cải thiện sức khỏe móng tay:

  • Bổ sung nhiều protein: Keratin sẽ được tạo ra nhiều hơn khi bạn cung cấp đầy đủ lượng protein cần thiết. Keratin giúp móng chắc khỏe hơn, giảm thiểu tình trạng giòn, gãy móng tay.
  • Hạn chế làm móng quá nhiều, sử dụng móng nhân tạo liên tục: Làm móng nghệ thuật, gọt tỉa móng quá mức, tiếp xúc nhiều với các hóa chất từ các vật liệu làm móng sẽ làm móng yếu nhanh, lâu hồi phục móng, móng dần mỏng, giòn, gãy.
  • Hãy sử dụng găng tay bảo vệ móng: Khi phải làm việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa thì nên sử dụng găng tay bảo hộ, nên chọn loại găng tay mềm, ưu tiên găng tay cao su có lót lông để hạn chế đổ mồ hôi.

Qua đây thì chúng ta cũng đã hiểu rõ rằng, móng tay cũng góp một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Móng tay bảo vệ được các đầu ngón tay vùng đầu ngón nhạy cảm, chứa các xúc giác thần kinh, giúp hỗ trợ cảm giác khi cầm nắm. Móng tay còn đóng vai trò trong thẩm mỹ, làm đẹp cho chúng ta. Hãy cùng cố gắng chăm sóc bộ móng đẹp hơn, khỏe hơn dựa trên những nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy mà nhà thuốc Long Châu đã đề cập ở trên.

Hy vọng qua bài viết các bạn có thể tìm hiểu được những nguyên nhân móng tay giòn, dễ gãy để dễ dàng khắc phục được tình trạng móng của mình. Chúc bạn có được bộ móng khỏe, đẹp và tự tin hơn. Cùng theo dõi nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều điều hữu ích cho sức khỏe nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin