Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Ung thư da hắc tố có chữa được không? Chữa trị bằng biện pháp nào?

Ngày 25/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

"Ung thư hắc tố da có chữa được không?" là câu hỏi chiếm được sự quan tâm của nhiều bệnh nhân khi biết mình mắc bệnh này. 

Ung thư da hắc tố là một căn bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của da. Sau khi được chẩn đoán mắc căn bệnh nguy hiểm này, nhiều bệnh nhân sẽ vô cùng hoang mang, lo lắng và thắc mắc ung thư da hắc tố có chữa được không?

Ung thư da hắc tố là gì?

Ung thư da hắc tố có chữa được không? Chữa trị bằng biện pháp nào? 1 Ung thư da hắc tố là gì?

Ung thư hắc tố da là ung thư ác tính nhất, phát triển từ các tế bào sản xuất melanin. Vị trí biểu hiện của bệnh sẽ ở ngoài da như mắt hoặc cơ quan nội tạng là ruột (đây là trường hợp hiếm). Hiện nay, phụ nữ dưới 40 có nguy cơ mắc ung thư hắc tố da dường như ngày càng gia tăng. Vậy bệnh ung thư hắc tố da có chữa được không? Câu trả lời là có. Nếu bạn biết được các triệu chứng báo hiệu của ung thư hắc tố da có thể điều trị sớm và tránh ung thư lan tràn.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư da hắc tố

Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da hắc tố chưa được sáng tỏ, nhưng tiếp xúc nhiều với tia UV từ ánh sáng mặt trời thường xuyên chính là yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh. Khi các tế bào sản xuất nhiều melanin - sắc tố da của cơ thể phát triển quá mức, không thể kìm hãm, làm hình thành các khối u ác tính nên dẫn tới bệnh ung thư hắc tố da. Nguyên nhân gây bệnh là do các tổn thương DNA ở tế bào bình thường. 

Theo các bác sĩ nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ung thư hắc tố da là do tiếp xúc với tia UV. Tuy nhiên, tia UV không phải là nguyên nhân gây ra tất cả các trường hợp ung thư hắc tố. Vì có những vị trí không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như kẽ tay chân, gan bàn tay, bàn chân… Vậy điều này chứng tỏ còn có những nguyên nhân khác gây ung thư hắc tố, bao gồm: Da trắng, Tiền sử rám nắng, Có nhiều nốt ruồi hoặc các nốt ruồi không bình thường, Tiền sử gia đình bị ung thư hắc tố, Suy giảm hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch bị suy giảm có nguy cơ ung thư hắc tố da cao hơn.

Triệu chứng bệnh ung thư hắc tố da 

Ung thư da hắc tố có chữa được không? Chữa trị bằng biện pháp nào? 2 Cách nhận biệt ung thư da hắc tố

Ung thư hắc tố da có biểu hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, chúng sẽ phát triển ở các vùng thường xuyên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như lưng, chân, tay và mặt. Tuy nhiên, ung thư hắc tố da cũng có thể xảy ra ở những vùng ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như gan bàn chân, gan bàn tay và móng tay, đặc biệt ở người có làn da đen.

Các dấu hiệu ban đầu của ung thư hắc tố da để bạn nhận biết:

  • Thay đổi trên nốt ruồi cũ.
  • Xuất hiện nốt tăng sắc tố hoặc khác thường trên da. 

Bên cạnh đó cũng có ung thư hắc tố da kín đáo khiến bạn khó phát hiện hơn:

  • Ung thư hắc tố da có thể phát triển ở các vị trí kín đáo mà ít khi được kiểm tra tới.
  • Ung thư hắc tố biểu hiện ở móng: Thường xảy ra ở người da đen hoặc có làn da tối màu. Tổn thương phát triển ở móng tay, móng chân, gan bàn tay và bàn chân.
  • Ung thư hắc tố biểu hiện ở miệng, đường tiêu hóa, đường sinh dục tiết niệu: Bệnh thường khó được phát hiện.
  • Ung thư hắc tố biểu hiện ở mắt: Thường xuất hiện ở lớp hắc mạc và người bệnh có thay đổi thị lực (nhìn mờ).

Đối tượng nguy cơ bệnh ung thư hắc tố da

Những đối tượng sau có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư hắc tố da:

Người lao động thường xuyên làm việc ngoài trời và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

  • Người sống ở vùng gần xích đạo.
  • Người có thói quen tắm nắng.
  • Người có số lượng nốt ruồi trên cơ thể lớn đến hơn 50 nốt ruồi hoặc cơ thể có các nốt ruồi bất thường.
  • Người bị suy giảm miễn dịch: Người mắc HIV/AIDS, người từng sau ghép tạng, người dùng các thuốc ức chế miễn dịch như bệnh tự miễn…
  • Người có người thân bị ung thư hắc tố da.

Ung thư da hắc tố có chữa được không còn tùy thuộc vào loại bệnh

Nếu bạn thắc mắc ung thư da hắc tố có chữa được không thì ngoài giai đoạn của ung thư, câu trả lời còn tùy thuộc vào loại bệnh, cụ thể như sau:

Ung thư biểu mô tế bào đáy

Khoảng 90% những người bị ung thư biểu mô tế bào đáy được chữa khỏi. Rất hiếm khi ung thư tế bào đáy di căn sang vùng khác của cơ thể. Nhiều bệnh nhân cũng lo sợ rằng ung thư da có chết không thì hầu như bệnh nhân không bao giờ chết vì loại ung thư này.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Các bác sĩ cũng có thể chữa khỏi hầu hết những người bị ung thư biểu mô tế bào vảy. Một số ít trường hợp ung thư biểu mô tế bào vảy đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể thì tỷ lệ chữa khỏi sẽ thấp hơn, phải phối hợp nhiều phương pháp với nhau.

Điều quan trọng là ung thư da có thể tái phát sau nhiều năm nên cần tiếp tục tái khám với bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ chuyên ngành ung bướu để điều trị ngay từ sớm. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Chẩn đoán bệnh ung thư hắc tố da bằng biện pháp nào?

Ung thư da hắc tố có chữa được không? Chữa trị bằng biện pháp nào? 3 Chẩn đoán và điều trị ung thư hắc tố da bằng phương pháp nào?

Thực hiện các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư hắc tố da

Sàng lọc ung thư da: Có thể tự sàng lọc ung thư da (hiểu rõ được các nốt ruồi, tàn nhang trên cơ thể, khám toàn diện thân mình, lưng, tay và chân, chú ý các móng chân, móng tay, hay bàn chân, da đầu) hoặc sàng lọc ung thư da tại các cơ sở y tế để các bác sĩ sẽ khám toàn bộ các vị trí nghi ngờ.

Các biện pháp chẩn đoán ung thư da

  • Sinh thiết khoan bằng dụng cụ bấm (Punch biopsy).
  • Sinh thiết trọn tổn thương (Excisional biopsy).
  • Sinh thiết một phần tổn thương (Incisonal biopsy).

Điều trị bệnh Ung thư hắc tố da bằng biện pháp nào?

Điểu trị ung thư hắc tố da phụ thuộc vào giai đoạn và thể trạng của bệnh nhân, ngoài ra nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi thành công là cao.

Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn sớm như sau:

Phẫu thuật loại bỏ tổn thương, với những tổn thương nhỏ có thể được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình sinh thiết và không yêu cầu điều trị thêm.

Điều trị ung thư hắc tố da giai đoạn lan tràn như sau:

  • Phẫu thuật: Gồm phẫu thuật tổn thương và các hạch bạch huyết vùng để phòng ngừa tái phát và di căn xa.
  • Hóa trị: Dùng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Xạ trị: Nhằm bổ trợ sau phẫu thuật.
  • Liệu pháp miễn dịch: Giúp hệ miễn dịch của cơ thể có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm