Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Ung thư xương hàm có chữa được không?

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư xương hàm là một loại ung thư khá hiếm gặp. Người bệnh sẽ thấy miệng bị lở loét, răng lung lay, đau nhức quanh răng, khó há miệng, khó nói… Vậy bệnh ung thư xương hàm có chữa được không, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay sau đây!

Ung thư xương hàm xảy ra khi các tế bào ung thư hình thành trong xương và tạo thành khối u. Nó có thể gây đau, tê hoặc ngứa ran ở hàm hoặc có thể làm lung lay răng, gây khó khăn cho việc nhai thức ăn hoặc nói. Ung thư xương hàm nếu được điều trị sớm khi khối u còn nhỏ sẽ giúp nâng cao cơ hội chữa khỏi và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Ung thư xương hàm là gì?

Ung thư xương hàm là một trong những bệnh ung thư xương mặt và được phát hiện khi có khối u ác tính ở xương hàm. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên lạm dụng bia, rượu hay có thói quen hút thuốc lá.

goc-giai-dap-thac-mac-ung-thu-xuong-ham-co-chua-duoc-khong 1.jpg
Ung thư xương hàm là gì? Ung thư xương hàm có chữa được không?

Một cá nhân có thể phát triển ung thư xương hàm nguyên phát khi khối u hình thành bắt đầu ở hàm hoặc trở thành ung thư thứ phát ở nơi khác, có nghĩa là các tế bào ung thư đã lan từ các cơ quan khác đến xương hàm và hình thành khối u, phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy của khoang miệng.

Ung thư xương hàm có thể phát triển khá nhanh. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, khối u sẽ lớn dần, làm khuôn mặt bị biến dạng và di căn đến các cơ quan khác, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ung thư xương hàm

Những bệnh nhân ung thư xương hàm thường mắc phải các thói quen và yếu tố dưới đây:

Hút thuốc

Khói thuốc lá chứa hàng trăm chất độc, trong đó có tới 70 chất có khả năng gây ung thư. Thói quen hút thuốc của nam giới không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư xương hàm và nhiều bệnh ung thư nguy hiểm ở các cơ quan khác.

Lạm dụng rượu, bia

Những người thường xuyên, uống nhiều rượu và đồ uống có cồn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư xương hàm. Lạm dụng lâu dài những đồ uống này có thể phá vỡ cân bằng nội môi tế bào và gây đột biến gen có thể dẫn đến ung thư.

Tuổi tác

Chức năng của hệ thống miễn dịch bị suy giảm khi tuổi tác chúng ta càng lớn. Kết quả là cơ thể ít có khả năng chống lại vi khuẩn, vi rút và các chất có hại khác. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư xương ở người cao tuổi luôn ở mức cao.

goc-giai-dap-thac-mac-ung-thu-xuong-ham-co-chua-duoc-khong 2.jpg
Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư xương hàm cao

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Chế độ dinh dưỡng không khoa học và thói quen ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp, và thực phẩm chứa chất độc hại có thể tạo ra một môi trường không lý tưởng cho sức khỏe và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương hàm cũng như nhiều loại bệnh khác. Dưới đây là một số điểm cần xem xét:

Thức ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn: Các loại thức ăn này thường giàu calo, đường, và chất béo, nhưng lại thiếu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Sự tiêu thụ thường xuyên của chúng có thể gây tăng cân và gây hại cho sức khỏe.

Thực phẩm chứa chất độc hại: Các thực phẩm chứa chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, chất tạo ngọt nhân tạo và chất béo bão hoà có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và được liên kết với tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và nhiều bệnh khác.

Thiếu chất dinh dưỡng cần thiết: Chế độ ăn uống không đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất xơ, và các dưỡng chất khác có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh, trong đó có ung thư.

Do Human Papilloma virus

HPV là một loại virus lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm virus HPV trong miệng lâu dài cũng có thể dẫn đến ung thư xương hàm.

Hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ung thư xương hàm sẽ giúp bạn có những cách phòng ngừa và điều trị ung thư xương hiệu quả hơn.

Các giai đoạn phát triển ung thư xương hàm

Ung thư xương hàm được chia thành 4 giai đoạn phát triển sau:

  • Giai đoạn I: Khối u ác tính mới hình thành bên trong xương hàm và chưa xâm lấn ra bên ngoài.
  • Giai đoạn II: Khối u đã phát triển về kích thước nhưng ung thư vẫn chỉ ảnh hưởng đến hàm và chưa lan đến các hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn III: Đây là giai đoạn tiến triển của bệnh. Các tế bào ung thư nhanh chóng lan đến các hạch bạch huyết và các tế bào khỏe mạnh gần đó.
  • Giai đoạn IV: Ở giai đoạn cuối, các tế bào ác tính xâm lấn miệng, hạch bạch huyết và ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa.

Ung thư xương hàm có nguy hiểm không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ung thư xương hàm có thể khá nguy hiểm. Tỷ lệ di căn ở bệnh này có thể cao gấp 3 đến 4 lần so với nhiều bệnh ung thư khác. Khi bước vào giai đoạn muộn, khối u phát triển nhanh chóng và di căn đến các cơ quan ở xa khiến chức năng của nhiều cơ quan bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ung thư xương hàm, bạn nên đến bệnh viện để khám, tầm soát ung thư càng sớm càng tốt để phát hiện và điều trị sớm. Điều trị ung thư xương hàm ở giai đoạn sớm sẽ giúp nâng cao cơ hội điều trị thành công và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.

goc-giai-dap-thac-mac-ung-thu-xuong-ham-co-chua-duoc-khong 3.png
Điều trị ung thư xương hàm ở giai đoạn sớm sẽ giúp nâng cao cơ hội điều trị thành công

Ung thư xương hàm có chữa được không?

Việc điều trị khối u xương hàm chủ yếu bao gồm phẫu thuật cắt bỏ khối u khi nó còn nhỏ và cắt xương khi khối u đã phát triển và lan rộng. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh, việc cắt bỏ có thể được thực hiện bằng xạ trị hoặc hóa trị liệu kết hợp. Nhờ sự phát triển của y học, việc chẩn đoán sớm ung thư giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Ung thư xương hàm có chữa được không còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với người bị ung thư xương hàm phụ thuộc vào giai đoạn bệnh khi bắt đầu điều trị, như sau:

  • Giai đoạn I: 80% bệnh nhân có thể sống được trên 5 năm
  • Giai đoạn II: Tỷ lệ bệnh nhân sống sót sau 5 năm trở lên giảm xuống còn 70%
  • Giai đoạn III: Tiên lượng sống sót dưới 5 năm là khoảng 60%.
  • Giai đoạn IV: Tiên lượng bệnh nhân rất xấu, thời gian sống sót lâu nhất không quá 5 năm.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ung thư xương hàm có chữa được không? Nhìn chung, ung thư xương hàm tuy phát triển nhanh và nguy hiểm nhưng nếu được điều trị sớm thì cơ hội sống sót trên 5 năm là khá cao. Khi có những triệu chứng bất thường nghi mắc bệnh này, bạn nên khám và tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời giữ tinh thần lạc quan để có thể nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Xem thêm: Ung thư xương hàm sống được bao lâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.