Thuốc kháng virus (ARV) thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm HIV. Thông thường, khi sử dụng một loại thuốc nào bất kỳ cần có thời gian để thuốc phát huy tác dụng. Vậy uống ARV bao lâu thì xét nghiệm âm tính là điều mà người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này.
Hầu hết những người nhiễm HIV đều điều trị bằng thuốc kháng virus và những người tuân thủ tốt điều trị đều đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện sau 3 - 6 tháng điều trị. Để biết tải lượng virus có giảm không cần sau cần xét nghiệm tải lượng virus thường xuyên. Vậy uống ARV bao lâu thì xét nghiệm âm tính, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc ARV là gì?
ARV là nhóm thuốc kháng retrovirus. Thuốc được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm HIV. Điều này đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Sử dụng thuốc ARV đúng cách mang lại những lợi ích sau:
Đầu tiên, điều quan trọng phải hiểu rằng điều trị HIV không chữa khỏi hoàn toàn. Thuốc ARV làm giảm virus HIV trong máu xuống mức tối thiểu, không thể phát hiện bằng xét nghiệm. Đây là mục đích chính của việc sử dụng ARV bằng cách ức chế sự gia tăng virus. Hầu hết những người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV đều có tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện trong ít nhất 6 tháng. Khi đó người bệnh có thể sống bình thường và không lây nhiễm virus cho người khác. Tuy nhiên, virus HIV vẫn tồn tại trong cơ thể. Do đó, kết quả xét nghiệm HIV vẫn dương tính.
Xét nghiệm HIV sau khi uống thuốc ARV
Mục đích của xét nghiệm tải lượng virus HIV để chẩn đoán tiến triển bệnh của bệnh nhân và lập kế hoạch điều trị, theo dõi bệnh.
Quy trình xét nghiệm
Xét nghiệm tải lượng virus HIV yêu cầu lấy mẫu máu. Máu thường được lấy từ tĩnh mạch ở bên trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay của người bệnh.
Trước khi kiểm tra:
Không cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm tải lượng virus HIV. Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe và tiêm chủng có thể gây ra những thay đổi tạm thời về tải lượng virus HIV của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về các bệnh gần đây hoặc tiêm phòng.
Trong quá trình kiểm tra:
Lấy mẫu máu từ bệnh nhân bao gồm các bước sau:
Làm sạch vùng da để lấy máu.
Nhân viên y tế quấn một sợi dây cao su quanh bắp tay để tăng áp lực và làm giãn tĩnh mạch. Sau khi chuẩn bị xong, nhẹ nhàng đưa kim vào tĩnh mạch để lấy máu.
Sau khi đã lấy đủ máu, tháo dây chun ra khỏi bắp tay.
Rút kim ra và đè một lực nhẹ lên vị trí chọc kim để giảm bầm tím và chảy máu.
Sau khi kiểm tra:
Sau khi lấy máu, băng vị trí tiêm trong vài giờ và hạn chế các hoạt động mạnh sau khi lấy máu xét nghiệm.
Lưu ý khi xét nghiệm
Không cần chuẩn bị gì đặc biệt cho xét nghiệm tải lượng virus HIV. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện xét nghiệm này để biết mình có nhiễm HIV hay không, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước và sau khi xét nghiệm để hiểu rõ hơn về kết quả.
Xét nghiệm máu có rủi ro rất nhỏ. Bạn chỉ bị đau nhẹ hoặc bầm tím nơi kim đâm và biến mất sau vài giờ.
Kết quả
Kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV sẽ có trong vài ngày. Xét nghiệm được biểu thị bằng số lượng bản sao HIV trên mỗi mililit máu.
Tải lượng virus HIV cao nghĩa là virus HIV đang tồn tại và phát triển. Tải lượng virus càng cao thì nguy cơ mắc bệnh liên quan đến AIDS càng cao. Bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn đầu không được điều trị có tải lượng virus HIV lớn hơn 100.000 bản sao/mL.
ARV là thuốc kháng virus thường được sử dụng để điều trị HIV. Ở những bệnh nhân đang uống thuốc kháng virus nhưng tải lượng virus HIV ≥ 200 bản sao/mL có nghĩa là điều trị không hiệu quả và nên thay đổi.
Tải lượng virus HIV thấp < 200 bản sao/mL cho thấy sự ức chế virus hiệu quả và giảm nguy cơ tiến triển bệnh.
Tải lượng virus không thể phát hiện có nghĩa là nồng độ HIV RNA trong máu thấp hơn ngưỡng có thể phát hiện bằng xét nghiệm tải lượng virus HIV. Tải lượng virus HIV được coi là không thể phát hiện nằm trong khoảng từ 20 - 75 bản sao/mL. Tải lượng virus không phát hiện được không có nghĩa là HIV đã được chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân nhiễm HIV có tải lượng virus không phát hiện được sẽ không lây truyền HIV qua đường tình dục cho bạn tình.
Mặc dù kết quả xét nghiệm tải lượng virus HIV rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị HIV, nhưng những thay đổi về tải lượng virus theo thời gian sẽ đáng tin cậy hơn kết quả kiểm tra đơn lẻ.
Nên làm gì khi uống ARV nhưng kết quả HIV vẫn dương tính?
Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính ngay cả khi tải lượng virus không phát hiện được. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị HIV đúng và đủ hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, tải lượng virus sẽ bị ức chế và nằm dưới ngưỡng phát hiện ít nhất 6 tháng, người bệnh sẽ không lây truyền HIV cho người khác.
Tóm lại tải lượng virus dưới mức phát hiện thì không lây nhiễm HIV cho người khác những bệnh HIV vẫn chưa được chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh vẫn phải tiếp tục dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cần lưu ý gì để uống thuốc ARV đạt hiệu quả
Liệu pháp ARV được khuyến nghị cho tất cả những người điều trị HIV. Điều trị HIV nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán. Uống thuốc điều trị HIV đúng cách có thể làm giảm tải lượng virus trong máu người bệnh xuống mức thấp nhất. Người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn, khỏe mạnh mà không truyền HIV cho người khác.
Uống thuốc điều trị HIV hàng ngày là rất quan trọng. Việc bỏ liều hoặc uống không đúng sẽ làm cho thuốc kém hiệu quả hay được gọi là kháng thuốc. HIV có thể kháng thuốc của bệnh nhân hoặc các loại thuốc tương tự mà bệnh nhân chưa dùng. Điều này hạn chế khả năng điều trị HIV thành công. Các chủng HIV kháng thuốc cũng có thể lây nhiễm cho người khác. Nếu bạn bỏ lỡ liều thuốc hãy báo cho bác sĩ và uống thuốc sớm nhất có thể và uống liều tiếp theo như bình thường.
Bệnh nhân nên tái khám thường xuyên để đảm bảo quá trình điều trị HIV có hiệu quả. Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tuân thủ kế hoạch điều trị, hãy thông báo cho bác sĩ biết.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về uống ARV bao lâu thì xét nghiệm âm tính. Khi sử dụng thuốc ARV để điều trị và ngăn ngừa phơi nhiễm HIV, bệnh nhân nên dùng đúng liều lượng và trao đổi với bác sĩ về kế hoạch điều trị HIV của mình thường xuyên.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.