Thay vì uống thuốc Tây với nhiều tác dụng phụ, những bài thuốc từ dược liệu tự nhiên đang dần được nhiều người yêu thích và đón nhận. Trên khắp các diễn đàn chăm sóc sức khỏe, có rất nhiều bài viết "đồn thổi" về lợi ích thần kỳ của cây cà gai leo. Vậy sự thật là gì? Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây!
Cây cà gai leo là gì?
Cà gai leo được biết là một loại cây leo, có kích thước trung bình, chiều dài từ 60 - 100cm. Để phân biệt cà gai leo với các loại cây khác, người ta thường nhìn vào hình dáng lá. Lá của loài cây này có màu xanh, mọc so le với nhau, hình thuôn tròn như quả trứng, phần dưới lá có lông mềm, màu trắng còn mặt trên có gai. Ngược lại với lá cây xù xì, quả cà gai leo chín đỏ mọng, hạt màu vàng nhạ t và gai xòe rộng ra xung quanh.
Xét về mặt dược tính, cà gai leo có tính ấm, vị hơi the, có tác dụng giải độc gan, thận và hỗ trợ tăng cường chức năng gan. Trong một số bài thuốc Nam, người ta còn sử dụng loại cây này vào việc hỗ trợ điều trị căn bệnh viêm gan B.
Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?
Để giải đáp câu hỏi “Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?”, các chuyên gia đã khẳng định rằng đây là một thói quen tốt và nên được duy trì hàng ngày.
Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?
Cà gai leo đã được kiểm chứng là có thể hỗ trợ chữa trị hiệu quả những căn bệnh như:
Cải thiện bệnh lý về gan
Trong rễ của cà gai leo có chứa hoạt chất glycoalcaloid có tác dụng điều trị viêm gan virus nói chung và viêm gan B nói riêng. Nhờ uống nước cà gai leo thường xuyên, các triệu chứng do gan yếu như: Vàng da, mệt mỏi, chán ăn,... sẽ được cải thiện rõ rệt chỉ sau 3 tháng.
Với những người mắc căn bệnh xơ gan, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh nên sử dụng cà gai leo thường xuyên. Thành phần glycoalcaloid sẽ làm chậm tiến độ phát triển của xơ gan, giúp bạn có thêm thời gian điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Ngay cả những người không mắc bệnh về gan, bạn cũng nên bổ sung hoạt chất này để tăng khả năng hoạt động của gan. Đồng thời, đào thải các chất độc có trong gan, thận.
Ức chế tế bào ung thư
Uống nước cà gai leo hàng ngày có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là những căn bệnh ung thư phổ biến như: Ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư gan,...
Cà gai leo sẽ ức chế tế bào ung thư phát triển Ngăn chặn oxy hóa
Đối với phái đẹp, trà cây cà gai leo có tác dụng rất tốt giúp chị em kéo dài tuổi thanh xuân. Nhờ có thức uống này, làn da sẽ luôn được duy trì trẻ đẹp, căng mịn, trắng trẻo đầy sức sống.
Ngoài ra, nhiều báo cáo còn chỉ ra khả năng cải thiện các triệu chứng của tuổi tiền mãn kinh như: Mệt mỏi, bốc hỏa, rụng tóc, móng,...
Giải rượu
Nếu thường xuyên phải sử dụng rượu bia, cây cà gai leo chính là thức uống giải rượu vô cùng tốt dành cho bạn. Chỉ cần uống trà cà gai leo khoảng 30 - 45 phút, bạn sẽ thấy cơn xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn được giải tỏa nhanh chóng.
Đối tượng nào không nên uống nước cà gai leo?
Hầu hết mọi người chỉ quan tâm đến “Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không?” mà quên mất rằng cà gai leo cũng mang lại nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng đối tượng. Cà gai leo có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, cùng với nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại dược liệu thiên nhiên này cũng có thể gây ra tác dụng không tốt với một số người. Nếu nằm trong danh sách dưới đây, bạn nên hết sức cẩn trọng khi uống nhiều nước cà gai leo nhé!
- Trẻ em dưới 5 tuổi;
- Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là thai dưới 3 tháng tuổi;
- Người mắc các bệnh mãn tính như: Huyết áp thấp, bệnh tim mạch,...;
- Người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận;
- Người đang điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ.
Xem thêm: Những ai không nên uống cà gai leo
Người mắc các bệnh mãn tính nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nước cà gai leo Uống nước cà gai leo sao cho đúng cách?
Uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Uống nước cà gai leo là rất tốt nhưng thói quen này sẽ trở nên vô ích nếu bạn sử dụng sai cách. Nếu mới lần đầu chế biến thức uống này, bạn có thể tham khảo công thức sau:
- Bước 1: Đối với cà gai leo tươi, bạn rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản ở nơi thoáng mát để dùng dần.
- Bước 2: Chuẩn bị 50 - 60g dược liệu khô, đem rửa sạch, cho vào ấm trà. Tiếp theo, bạn đổ nước sôi khoảng 90 độ C vào, sao cho ngập phần dược liệu.
- Bước 3: Bạn đổ phần nước đi, để lại phần bã trà. Sau đó, đổ thêm 200ml nước sôi vào, hãm trong khoảng 10 phút. Cuối cùng bạn đổ thêm 1 lít nước lọc là có thể sử dụng trong ngày.
Cà gai leo có cách hãm tương tự như nước chè Tóm lại, uống nhiều nước cây cà gai leo có tốt không? Uống nước cà gai leo có thể hỗ trợ chữa được rất nhiều căn bệnh và ít mang lại tác dụng phụ nào. Vì vậy, bạn nên duy trì thói quen này để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Medlatec