Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tốt không?

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều người. Rượu tỏi được biết đến với khả năng hỗ trợ điều trị một số bệnh nên được nhiều người sử dụng. Nhiều ý kiến ​​cho rằng, sử dụng rượu tỏi đào thải độc tố, vi khuẩn có hại và ngăn ngừa ung thư.

Từ xa xưa, y học cổ truyền đã sử dụng tỏi như một vị thuốc quý trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau hoặc thay đổi khẩu vị, không chỉ dùng tỏi tươi chế biến món ăn, làm thuốc mà còn dùng tỏi ngâm rượu. Rượu tỏi được coi như một vị thuốc, vậy uống rượu tỏi chữa được bệnh gì? Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tốt không?

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ?

Nhiều người thường xuyên uống rượu tỏi trước khi đi ngủ vì cho rằng tốt cho xương khớp và các bệnh về đường hô hấp. Không chỉ vậy, thực tế còn có rất nhiều lợi ích khác của việc uống rượu tỏi như: 

Tốt cho xương khớp

Rượu tỏi tốt cho xương khớp do chứa allicin có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Vì tỏi rất giàu vitamin và khoáng chất nên sự kết hợp giữa tỏi và rượu giúp giảm các chứng thấp khớp, đau khớp và viêm khớp. Người cao tuổi có thể dùng rượu tỏi để xoa bóp để nhận được hiệu quả.

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tốt không? 1 Rượu tỏi tốt cho xương khớp do chứa allicin kháng viêm mạnh mẽ

Hỗ trợ hệ tiêu hóa

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có lợi cho hệ tiêu hóa. Nhờ quá trình lên men tự nhiên của axit amin, rượu tỏi có tác dụng kích thích quá trình trao đổi chất, giúp tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, người bị bệnh dạ dày nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

Có lợi với người bệnh hô hấp

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rượu tỏi có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang. Đó là lý do tại sao nhiều người uống rượu tỏi trước khi ngủ để cải thiện hô hấp. Có được tác dụng này là nhờ đặc tính kháng khuẩn, chống viêm tuyệt vời của tỏi. Ngoài ra, rượu tỏi có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như cảm lạnh và viêm phổi

Tốt cho tim mạch

Sử dụng rượu tỏi có thể duy trì mức huyết áp ổn định, làm giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Từ đó ngăn ngừa được các bệnh xơ vữa động mạch và đột quỵ. Ngoài ra, tỏi còn chứa chất phytoncide giúp giảm mỡ trong cơ thể, ngăn ngừa sự hình thành máu nhiễm mỡ. Một lợi ích khác của việc uống rượu tỏi trước khi đi ngủ là có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường.

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tốt không? 2 Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có thể duy trì mức huyết áp ổn định, làm giảm cholesterol xấu

Hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách

Uống rượu tỏi trước khi ngủ rất tốt cho sức khỏe. Để ngâm rượu tỏi đúng bạn hãy thực hiện theo các bước sau: 

Nguyên liệu:

  • 1kg tỏi;
  • 2 lít rượu có nồng độ trên 40.

Cách làm:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, phơi nắng.
  • Đập dập tỏi hoắc cắt đôi tùy thích.
  • Cho tỏi vào lọ thủy tinh, đổ rượu vào lắc đều. Lưu ý ngâm 1 phần tỏi với 2 phần rượu.
  • Ngâm khoảng nửa tháng là có thể sử dụng.
  • Bảo quản rượu tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Những câu hỏi liên quan về rượu tỏi

Rượu tỏi chuyển màu xanh có uống được không?

Nhiều người khi thấy rượu tỏi chuyển sang màu xanh thường không dám uống. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này là bình thường nếu bạn ngâm đúng cách và do tỏi non nên ngâm rượu chuyển sang màu xanh nhưng không gây hại cho sức khỏe mà chỉ làm mất thẩm mỹ.

Rượu tỏi để được bao lâu?

Tùy thuộc vào liều lượng tỏi và loại rượu mà thời gian sử dụng khác nhau. Khoảng 40g tỏi ngâm với 100ml rượu thường dùng trong 20 ngày. Vì vậy, cứ 10 ngày uống phải ngâm một bình mới để dùng tiếp tục. Những người dùng rượu tỏi để điều trị bệnh cao huyết áp nên giảm bớt lượng rượu tỏi trong quá trình điều trị. 

Rượu tỏi để được bao lâu?

Rượu tỏi ngâm khoảng 1 năm vẫn có thể dùng được mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng và mùi vị đã giảm đi phần nào. Ngoài ra, nếu rượu tỏi có dấu hiệu ôi thiu thì vứt bỏ, không được sử dụng. 

Uống rượu tỏi hàng ngày có tốt không?

Hiệu quả của rượu tỏi đã được công nhận nhưng chỉ được uống với liều lượng theo quy định của WHO. Vì nếu dùng quá nhiều có thể gây ra những hậu quả không mong muốn như ngứa ngáy, đau dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, ức chế tuyến giáp,… Vì vậy, nếu muốn dùng hàng ngày và lâu dài thì phải lưu ý điều chỉnh liều lượng phù hợp.

Cách uống rượu tỏi đúng cách?

Theo các chuyên gia y tế, rượu tỏi chỉ uống 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu dùng không đúng cách vừa không có hiệu quả mà còn gây hại cho cơ thể. 

Những đối tượng không nên uống rượu tỏi?

Lưu ý những đối tượng không uống rượu tỏi:

  • Người bị đỏ mắt, có mụn trứng cá, trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai. 
  • Không được dùng rượu tỏi khi chuẩn bị phẫu thuật. Vì trong thành phần của tỏi có chứa hoạt chất có thể tác động tiêu cực đến thuốc chống đông máu. 

Tác dụng phụ của rượu tỏi

Công dụng của rượu tỏi là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng quá nhiều thì sẽ làm phản tác dụng. Vì rượu tỏi khi sử dụng quá mức có thể gây ra những hậu quả không đáng có như: 

  • Hại gan thận: Do rượu tỏi bản chất vẫn là rượu nên có ảnh hưởng không tốt đến gan thận.
  • Người bị dị ứng với tỏi khi sử dụng có thể bị kích ứng. 
  • Sử dụng nhiều có thể gây rối loạn đường ruột, đau bụng và suy tuyến giáp. 
  • Uống nhiều rượu tỏi có thể làm nóng dạ dày gây táo bón
  • Rượu tỏi có thể ngăn cản quá trình đông máu, làm loãng máu nên những người phẫu thuật, bị thương, loét dạ dày, máu khó đông có thể gặp nguy hiểm khi sử dụng. 

Mọi sản phẩm dùng cho sức khỏe đều có mặt tốt và mặt xấu, sử dụng quá mức sẽ gây hại. Do đó, bạn phải cẩn thận về liều lượng sử dụng để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tốt không? 3 Uống rượu tỏi vừa phải và đúng cách để không gây rối loạn tiêu hóa

Trên đây là những thông tin về lợi ích của rượu tỏi cũng như giải đáp thắc mắc uống rượu tỏi trước khi đi ngủ có tốt không. Mặc dù có công dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh khác nhau như viêm xoang, viêm khớp, bệnh dạ dày,... tuy nhiên lạm dụng rượu tỏi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin