Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Uống thuốc bị đắng miệng là tình trạng nhiều người gặp phải, gây khó khăn khi uống thuốc. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này? Có cách nào khắc phục đắng miệng khi uống thuốc hay không? Hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Uống thuốc bị đắng miệng có thể là khách quan do vị đắng của thuốc, cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc. Hoặc một số trường hợp, tình trạng này là chủ quan do căn nguyên tâm lý.
Vậy thì khi uống thuốc bị đắng miệng, chúng ta phải xử trí như thế nào? Và làm cách nào để hạn chế tình trạng này, không tạo nên cảm giác sợ hãi khi uống thuốc? Trong bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bài giải đáp thắc mắc đó.
Đắng miệng là một trạng thái thay đổi của vị giác trong miệng. Khi ấy, trong khoang miệng của bạn sẽ có cảm giác đắng, có thể dao động từ đắng ít (hơi đắng) đến đắng nhiều.
Thông thường, đắng miệng là phản ứng bình thường của cơ thể khi một người nào đó tiêu thụ các loại thực phẩm đắng như: Măng, khổ qua, rau cải đắng... Tuy nhiên, khi tình trạng đắng miệng xảy ra trong thời gian dài hoặc xảy ra đột ngột, đó sẽ là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Cảm giác đắng miệng có thể kèm theo các triệu chứng như:
Tình trạng đắng miệng có thể làm bạn không nếm được vị của các loại thức ăn, thức uống khác. Trong nhiều trường hợp, người bệnh vẫn còn cảm thấy ngay cả sau khi đã đánh răng và súc miệng, mức độ đắng tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể.
Những nguyên nhân gây đắng miệng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày bao gồm:
Hầu hết các thuốc đều có vị đắng nếu viên thuốc ấy không được bao đường, hoặc không phải là loại thuốc ngọt. Chẳng hạn như thuốc dạng siro, viên bao đường, viên thuốc sản xuất để nhai, ngậm. Vì vậy, nếu uống không kỹ, thuốc sẽ bị vướng trong miệng và gây đắng. Các thuốc gây nên cơ chế đắng miệng này thông thường là thuốc kháng viêm, thuốc trị bệnh Gout.
Uống thuốc bị đắng miệng cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân thuốc đã làm rối loạn vị giác của người bệnh. Có nhiều loại thuốc khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến chức năng vị giác bằng nhiều cơ chế đa dạng. Ví dụ như khi dùng thuốc kéo dài và dùng liên tục, một số thuốc có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn bình thường trong khoang miệng, dạ dày và ruột. Tình trạng rối loạn này dẫn đến những thay đổi ở chức năng vị giác.
Các thuốc gây đắng miệng theo cơ chế này thường là kháng sinh, bao gồm các nhóm:
Uống thuốc bị đắng miệng tuy không phải là một tình trạng nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của người bệnh. Đồng thời ảnh hưởng đến cả một quá trình điều trị. Thông thường, người bệnh bị đắng miệng sau khi uống thuốc sẽ có cảm giác sợ hãi việc uống thuốc. Đi kèm với nỗi ám ảnh này là các hệ lụy sau đây:
Điều cần thiết nhất để xử trí uống thuốc bị đắng miệng là bạn nên tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị một cách hiệu quả và nhanh chóng. Một số cách sau có thể giúp xử trí tình trạng đắng miệng sau khi uống thuốc:
Qua bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng uống thuốc bị đắng miệng cũng như nắm bắt được những cách cơ bản xử trí tình trạng khó chịu này. Để tham khảo thêm nhiều hơn những bài viết về y học, các bạn đừng quên truy cập vào trang web của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.