Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Uống thuốc đau bụng kinh sao cho an toàn

Ngày 04/11/2018
Kích thước chữ

Khi phải chịu đựng cơn đau mỗi tháng trong sợ hãi, hoảng loạn, mệt mỏi, không ít lần bạn băn khoăn có nên uống thuốc đau bụng kinh và chọn loại thuốc nào có thể giảm đau mà vẫn cải thiện sức khỏe.

Khi phải chịu đựng cơn đau mỗi tháng trong sợ hãi, hoảng loạn, mệt mỏi, không ít lần bạn băn khoăn có nên uống thuốc đau bụng kinh và nên chọn loại thuốc nào có thể giảm đau mà vẫn an toàn cho sức khỏe.

Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, hầu hết chị em phụ nữ đều đã trải qua các cơn đau bụng kinh, xuất hiện ở phần bụng dưới. Nguyên nhân cơn đau là do tử cung co lại để loại bỏ hết lớp niêm mạc không còn cần thiết. Quá trình này có sự tham gia của chất hóa học prostaglandin trợ giúp tử cung co lại dễ dàng nên gây ra cơn đau. Khi chất này được tiết ra quá nhiều, tử cung co bóp quá mạnh có thể khiến bạn đau nhiều và dữ dội hơn. Bài viết này xin chia sẻ với bạn các phương pháp và thuốc giảm đau bụng kinh an toàn.

uống thuốc đau bụng kinhKhi phải chịu đựng cơn đau mỗi tháng, bạn chỉ muốn uống ngay thuốc giảm đau.

Trước khi uống thuốc đau bụng kinh, bạn có thể thử...

Có rất nhiều biện pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà mà chị em nên thử mỗi khi cơn đau bụng kinh ập tới.

  • Chườm hoặc tắm nước nóng, giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, giảm đau bụng kinh. Nước ấm sẽ làm cho tử cung co thắt nhịp nhàng hơn, khí huyết lưu thông được dễ dàng.
  • Dùng gừng giã nhỏ hoặc xắt lát xoa bóp lên chỗ đau, để trong 15 phút và cảm nhận sự dễ chịu.
  • Massage nhẹ với các động tác theo hướng vòng tròn để cơ bụng giãn ra, giảm sự co thắt đột ngột - vốn là nguyên nhân của chứng đau bụng kinh.
  • Dùng ngải cứu, rau má, hay bổ sung thêm vitamin E, C, B6 và các khoáng chất cũng phần nào cải thiện tình trạng đau bụng kinh.
uống gì đau bụng kinh 2Chườm nóng phần bụng dưới sẽ giúp bạn nhẹ nhõm hơn và vượt qua cơn đau.

Các loại thuốc Tây y giảm đau bụng kinh

Thuốc giảm đau Paracetamol

Khi được hỏi về việc uống thuốc đau bụng kinh, chắc hẳn nhiều chị em chia sẻ ngay cái tên Paracetamol với hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Mặc dù có thể giảm đau bụng tức thời trong những ngày “tăm tối” này, nhưng chỉ có thể dùng trong trường hợp không quá đau và với liều lượng an toàn. Nếu dùng lâu dài, loại thuốc giảm đau này sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa (viêm loét dạ dày, suy thận, độc gan), thậm chí gây ức chế thần kinh.

Các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Khi uống thuốc đau bụng kinh, bạn nên tìm đến các loại thuốc có cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin (nguyên nhân gây đau bụng kinh), với những cái tên quen thuộc như naproxen, aspirin, diclofenac,...Tuy nhiên, chúng vẫn có thể mang lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng.

Alverin - Thuốc chống co thắt hiệu quả

Tuy có công dụng chống co thắt, giảm đau nhanh chóng, nhưng Alverin dễ gây các tác dụng không mong muốn như buồn nôn, phát bạn, dị ứng, chóng mặt. Đặc biệt không được dùng cho các bệnh nhân có vấn đề đường ruột.

Có nên uống thuốc đau bụng kinh từ Đông y?

Không chỉ đối với chứng đau bụng kinh, ngày nay Đông y luôn được lựa chọn bởi tính an toàn của các loại thảo dược so với thuốc tân dược, mà kết quả tác dụng vẫn như ý.

uống thuốc đau bụng kinh 3Hương phụ chính là cây thuốc chữa chứng đau bụng kinh hữu hiệu từ lâu đời.

Theo lý luận Y học cổ truyền, các thảo dược giảm đau bụng kinh theo cơ chế hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, giúp lưu thông khí huyết trong mạch dễ dàng. Không hoạt động cắt cơn đau nhanh chóng như Tây y, Đông y mang lại tác dụng giảm đau từ từ qua từng chu kỳ, cũng như tránh đi các tác hại với tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản.
Các loại thảo dược phổ biến công hiệu với chứng đau bụng kinh được sử dụng lâu đời như: Hương phụ, ngải cứu, hồng hoa, ích mẫu không chỉ xoa dịu cơn đau mà còn trục ứ huyết, cải thiện chứng đau lưng, giúp cơ thể dẻo dai, đẩy lùi bệnh tật.

Quỳnh Trang

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau bụng kinh