Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống thuốc trị mụn có tốt không?

Ngày 22/02/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc sử dụng thuốc uống để điều trị mụn thường được bác sĩ chỉ định trong quy trình điều trị của một số trường hợp mụn trung bình đến nặng. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn băn khoăn rằng uống thuốc trị mụn có tốt không?

Hiệu quả uống thuốc trị mụn có tốt không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm loại mụn bạn gặp phải, tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn, và đáp ứng của cơ thể với thuốc.

Nguyên nhân gây mụn hình thành

Trước khi tìm hiểu về uống thuốc trị mụn có tốt không, bạn cần hiểu rõ hơn nguyên nhân gây mụn:

Thay đổi nội tiết tố: Sự biến đổi hormone nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây mụn. Hormone này kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ, sản xuất dầu thừa. Dầu này kết hợp với tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, gây mụn trứng cá hoặc viêm.

uong-thuoc-tri-mun-co-tot-khong 1.jpg
Sự biến đổi hormone nội tiết tố là nguyên nhân hàng đầu gây mụn

Yếu tố di truyền: Mặc dù mụn không phải là bệnh di truyền, nhưng có người thân từng mắc mụn tăng nguy cơ mắc mụn.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt: Ăn uống không cân đối, thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gia vị cay nồng, thức ăn nhanh, cũng như uống nhiều cồn, cafein và đồ uống có gas như bia, rượu, nước ngọt cũng có thể làm rối loạn hormone, tăng sự hoạt động của tuyến dầu nhờn, gây mụn.

Vệ sinh không đúng cách: Không làm sạch da kỹ càng và thường xuyên dẫn đến việc lỗ chân lông bị tắc bụi bẩn, vi khuẩn và dầu nhờn tích tụ, gây mụn. Nếu tình trạng này kéo dài, mụn nhẹ có thể trở thành mụn viêm nặng khó điều trị hơn.

Căng thẳng và thói quen thức khuya: Căng thẳng và thói quen thức khuya kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, tiết ra dầu nhờn nhiều hơn, gây mụn.

Hiểu rõ nguyên nhân này giúp chúng ta chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị mụn.

Các loại thuốc kháng sinh trị mụn thường dùng hiện nay

Có nhiều loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị mụn, bao gồm thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống.

uong-thuoc-tri-mun-co-tot-khong 2.jpg
Có nhiều loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị mụn

Thuốc bôi trị mụn:

  • Retinol: Là dẫn xuất từ vitamin A, có tác dụng làm tiêu cồi mụn, giảm viêm và hạn chế lỗ chân lông bị bít tắc. Retinol còn giúp tái tạo da và tăng sản xuất collagen, giúp lành vết mụn và giảm thâm.
  • Benzoyl Peroxide: Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, tẩy tế bào chết, làm sạch lỗ chân lông và giảm viêm. Đặc biệt hiệu quả với mụn đầu trắng và đầu đen.
  • Salicylic Acid: Tan trong dầu, giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, chống vi khuẩn và giảm viêm.
  • Azelaic Acid: Chống lại vi khuẩn gây mụn, loại bỏ tế bào chết và giảm sắc tố da.

Thuốc uống:

  • Doxycycline: Giảm sưng, viêm và tiêu diệt vi khuẩn P. acnes. Có thể gây nhạy cảm với ánh sáng, không nên sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi hoặc phụ nữ mang thai mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tetracycline: Bao gồm Tetracycline, Lymecycline và Minocycline.
  • Macrolide: Bao gồm Erythromycin và Trimethoprim.

Khi sử dụng thuốc kháng sinh uống, cần hết sức cẩn trọng về thời gian sử dụng, không nên kéo dài quá 3 tháng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, không nên kết hợp với thuốc bôi chứa Benzoyl Peroxide hoặc Retinol mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Uống thuốc trị mụn có tốt không?

Uống thuốc trị mụn mang lại hiệu quả đối với các trường hợp mụn trung bình đến nặng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc mụn cần tuân thủ các hướng dẫn từ các bác sĩ da liễu và uống theo đơn kê.

Thuốc trị mụn cần phải sử dụng đúng thời gian và liều lượng để tránh tình trạng kháng thuốc, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

Phần lớn các loại thuốc trị mụn hiện nay ít gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người dùng. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai thường được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc trị mụn, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi.

uong-thuoc-tri-mun-co-tot-khong 3.jpg
Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn uống thuốc trị mụn hiệu quả

Khi sử dụng thuốc trị mụn, một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất là về tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc uống trị mụn.

Mỗi loại thuốc kháng sinh đều có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau, và thuốc kháng sinh trị mụn cũng không phải là ngoại lệ. Việc nhận biết và xử trí kịp thời các tác dụng phụ là rất quan trọng, và người dùng cần phải theo dõi cẩn thận các biểu hiện của mình khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn:

  • Phản ứng dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng có thể gặp phải phản ứng dị ứng như phát ban sau khi sử dụng thuốc kháng sinh trị mụn.
  • Rối loạn tiêu hóa: Thuốc uống trị mụn có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày hoặc chóng mặt ở một số người.
  • Tăng nhạy cảm với ánh nắng: Một số thuốc kháng sinh trị mụn có thể làm tăng độ nhạy cảm của da trước ánh nắng mặt trời hoặc gây khô da.
  • Tác động đến thai nhi: Các loại thuốc chứa retinoid có thể gây dị tật cho thai nhi, gây nguy cơ sảy thai hoặc tác động đến phát triển não, mặt, tim của thai nhi.
  • Tác hại cho gan và sự ra đời của bệnh về gan: Việc sử dụng thuốc trị mụn trong thời gian dài hoặc không đúng chỉ định có thể gây kích thích men gan tăng cao, tăng cholesterol và gây ra các bệnh về gan như xơ gan, vữa mạch vành.
  • Tác dụng đến hệ thần kinh: Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây buồn nôn, đau đầu hoặc thậm chí gây ra các bệnh như gỉ u não.

Với những tác dụng phụ tiềm ẩn, việc sử dụng thuốc trị mụn cần phải được hướng dẫn và giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuân thủ đúng hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị mụn.

Xem thêm: Bị mụn nên uống vitamin gì? Phương pháp chăm sóc da mụn tại nhà

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm