Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi, ban đêm chính là thời gian để chúng ta nghỉ xả hơi, phục hồi lại sức khỏe bằng một giấc ngủ ngon. Nhưng vì nhiều lý do mà rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ lại chọn thức khuya, đây là một thói quen rất không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Vậy tác hại của thức khuya là gì, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
Ai cũng biết thức khuya là không tốt nhưng vì lý do công việc, bài vở bận rộn mà đa số mọi người vẫn nuông chiều hành vi này. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những tác hại cơ bản của việc ngủ muộn, hãy cùng tìm hiểu và loại bỏ thói quen xấu này nhé!
Não bộ là cơ quan xử lý tất cả các thông tin mà cơ thể tiếp nhận liên tục suốt một ngày dài mà không được nghỉ ngơi vào ban đêm sẽ dẫn đến tình trạng quá tải, hoạt động kém hiệu quả. Vì thế người thường xuyên thức khuya sẽ bị giảm sự tập trung, tăng cảm giác mệt mỏi, cơ thể rơi vào trạng thái lo âu, dễ cáu gắt, ủ rũ, thiếu năng lượng ở ngày hôm sau. Ngoài ra, không ngủ đủ giấc còn gây nên 2 loại đau đầu thường gặp là đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu.
Không ngủ đủ giấc còn gây nên đau đầu nửa đầu và đau đầu do căng thẳng
Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ người ngủ muộn có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao hơn gần 5 lần so với người bình thường. Lý do chính là vì thời gian buổi tối, lúc ta đi ngủ là thời gian để não bộ nghỉ ngơi và các thông tin tiếp nhận trong ngày được ghi nhớ. Do đó khi thức khuya, chúng ta đã làm giảm thời gian nghỉ ngơi của não, một bộ não không khỏe mạnh sẽ rất dễ gây ra hiện tượng “nhớ sai” hay nhầm lẫn.
Khi chúng ta đi ngủ, cơ thể có cơ chế tự động sản sinh ra các hoocmon cần thiết. Thói quen thường xuyên thức khuya, giờ ngủ lộn xộn sẽ làm thiếu hụt hay mất cân bằng hàm lượng các hoocmon này, gây ra trạng thái rối loạn nội tiết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt ở phụ nữ, rối loạn nội tiết thường làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, tăng tỷ lệ mắc u xơ tử cung,...
Đi ngủ muộn có thể làm rối loạn kỳ kinh nguyệt, tăng tỷ lệ mắc u xơ tử cung
Như đã nói ở trên, thời gian chúng ta ngủ là lúc cơ thể tiết ra các hoocmon, trong đó có các hoocmon giúp duy trì sự vận hành bình thường của hệ miễn dịch. Nếu thức đêm quá muộn thì lượng hoocmon này sẽ sụt giảm, làm sức đề kháng kém, cơ thể mệt mỏi và thiếu năng lượng. Đồng thời, hệ miễn dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, virus và các tác nhân gây hại khác xâm nhập cơ thể, nên những người ngủ muộn thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh cao hơn so với người ngủ đúng giờ, đủ giấc.
Các tế bào niêm mạc trong dạ dày có cơ chế tự tái tạo và hồi phục tổn thương trong thời gian cơ thể ngủ say. Thế nên, thức khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến quá trình tự hồi phục này, đồng thời còn khiến dạ dày tiết nhiều dịch tiêu hóa hơn. Hai yếu tố này sẽ làm dạ dày ngày càng suy yếu, dễ mắc các bệnh như viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,... hoặc làm trầm trọng hơn các bệnh đã mắc trước đó.
Hơn nữa, nếu bạn thức khuya bởi áp lực công việc, học tập hay xem các nội dung có tính chất hồi hộp, kích thích thì các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ càng nặng hơn.
Thức khuya có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa
Đôi mắt sau cả ngày làm nhiệm vụ quan sát thì rất cần thời gian nghỉ ngơi vào ban đêm. Nếu chúng ta liên tục thức khuya, kết hợp thêm việc sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính thì sẽ khiến mắt tăng cường điều tiết, tiết ra nhiều chất lỏng bôi trơn và khiến mắt khô, nhức mỏi.
Đặc biệt, ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị kể trên thường là loại ánh sáng có bước sóng ngắn, năng lượng lớn, có khả năng đâm xuyên qua các bộ lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu và làm võng mạc bị tổn thương. Dần dần, những tổn thương này sẽ tích lũy và dẫn đến các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng- nguyên nhân chính gây mù lòa.
Ban đêm là thời điểm các tế bào da mới được hình thành, thức khuya sẽ gây cản trở hoạt động tái tạo, làm mới của làn da. Ngoài ra, thức khuya cũng làm cơ thể mất nước, da mất đi độ ẩm tự nhiên, gây khô da và lâu dần sẽ làm da bị hư tổn, quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn. Không những thế, ở một số trường hợp, ngủ không đủ giấc sẽ làm rối loạn nội tiết tố, khiến cơ thể sản sinh nhiều cortisol hơn, làm bít tắc lỗ chân lông và dễ lên mụn.
Thức khuya cản trở hoạt động tái tạo, làm da nhanh lão hóa
Thống kê cho thấy, so với người ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày sẽ cao gấp đôi. Nguyên nhân là vì thức khuya sẽ làm chu kỳ thức-ngủ tự nhiên, rối loạn nhịp sinh học, tăng lượng glucose tích lũy trong cơ thể và dễ gây nên đái tháo đường.
Sau ngày dài làm việc mệt mỏi, buổi tối là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, lấy lại cân bằng, hồi phục thể lực bằng một giấc ngủ ngon. Tác hại của thức khuya gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và nhan sắc, vì thế thông qua bài viết, nhà thuốc Long Châu hy vọng bạn sẽ loại bỏ được thói quen xấu này và đặt sức khỏe của chính bản thân lên ưu tiên hàng đầu nhé!
Hoàng Quyên
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.