Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Vai trò của kẽm trong sự phát triển cơ thể con người

Ngày 27/07/2021
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Kẽm là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của cơ thể. Cùng tìm hiểu chi tiết vai trò của kẽm qua bài viết sau đây.

Thiếu nguyên tố này sẽ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào? Cùng tìm hiểu về các vai trò của kẽm đối với sự phát triển cơ thể con người nhé. 

Kẽm là gì?

Kẽm là loại khoáng chất vi lượng quan trọng, tham gia vào quá trình cấu trúc tế bào, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt trong cơ thể, hoạt hóa enzym và tác động đến quá trình tổng hợp, phân giải acid nucleic và protein.

Kẽm hấp thụ qua cơ thể thông qua đường tiêu hóa và hấp thu ở ruột non. Nó có nhiều chức năng quan trọng và thành phần thiết yếu trong việc phân chia tế bào, phát triển xương tái tạo các tế bào thần kinh võng mạc. Đặc biệt, nó còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi như là chiều cao, cân nặng của trẻ. 

Kẽm là loại khoáng chất vi lượng quan trọng trong cơ thể con người

Vai trò của kẽm

Kẽm có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Với tác dụng tăng sản sinh tế bào từ trong giai đoạn mang thai tới sự phát triển của trẻ về sau, các bà mẹ mang thai cần bổ sung một lượng kẽm cần thiết để trẻ có thể phát triển bình thường và toàn diện.

Kẽm có vai trò trong quá trình phân giải, tổng hợp axit nucleic, protein,... Vì vậy, nếu cơ thể bị thiếu kẽm sẽ có nhiều biển hiện bất thường và gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng khác, cụ thể là:

  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Làm giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, phản ứng chậm, thiếu kẽm sẽ gây ra rối loạn thần kinh, nặng hơn thì có thể gây tâm thần phân liệt.
  • Do chức năng của kẽm là điều hòa chất chuyển vận thần kinh, cho nên, sẽ bị rối loạn tập tính nếu cơ thể thiếu kẽm.
  • Với chức năng vận chuyển canxi vào não, nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển canxi, do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, xương dễ gãy.
  • Thiếu kẽm làm cho tóc, da bị xơ cứng, khô, móng tay dễ gãy, tóc vàng, da sạm và nổi các chấm trên móng tay. 
  • Làm giảm vị giác, ăn không ngon, chán ăn, rối loạn tiêu hóa và gây ra các bệnh như viêm niêm mạc miệng.
  • Phụ nữ mang thai thiếu kẽm sẽ làm thai nhi chậm phát triển.
  • Rối loạn nội tiết.
  • Suy giảm hệ miễn dịch.

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao, cân nặng và trí tuệ cho bé

Lợi ích của kẽm đối với cơ thể khi được bổ sung đầy đủ

Phát triển và cải thiện não bộ

Trong trung tâm bộ não con người chứa một lượng kẽm lớn. Nó là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của bộ não, đặc biệt là trẻ em. Còn đối với người trưởng thành, kẽm giúp cải thiện sức khỏe não bộ, hồi phục sau chấn thương. Khi kết hợp với vitamin B6, kẽm tác động đến sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh. 

Củng cố hệ miễn dịch

Kích thích sự phát triển các tế bào miễn dịch, là một hàng rào miễn dịch vững chãi bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Phát triển xương cũng là vai trò của kẽm

Bên cạnh vai trò to lớn của Canxi đối với xương thì kẽm cũng là một nguyên tố tác động đến sự phát triển của xương khớp. Bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp xương khỏe mạnh.

Phát triển hoàn thiện cho thai nhi

Kẽm là thành phần của hơn 80 loại enzyme cần thiết cho sự tổng hợp ARN, ADN để tạo thành protein, do đó, nó ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao, cân nặng và trí tuệ của trẻ.

Có chức năng điều hòa nội tiết

Tham gia vào điều hòa tuyến yên, tuyến sinh dục, tuyến thượng thận. Bên cạnh đó, kẽm cũng hưởng đến việc điều hòa sinh sản, đối với nam giới thì giúp phát triển các đặc tính sinh dục, còn nữ giới thì giúp điều hòa kinh nguyệt, đẹp da.

Chuyển hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng

Tham gia vào việc hấp thu, chuyển hóa các chất như đồng, nhôm, canxi,... Ngoài ra, nó còn làm giảm độc tính các kim loại nặng gây độc cho cơ thể. 

Kẽm còn có vai trò trong sự tăng trưởng cơ thể, tăng cảm giác ngon miệng, phát triển cơ thể toàn diện, giúp tóc chắc khỏe, làn da đẹp, bổ mắt, cơ thể phát triển, điều hòa vị giác

Zn cùng với Ca tạo nên sự chắc khỏe của bộ xương

Với những lợi ích trên bạn có thể thấy được vai trò to lớn của kẽm đối với sự phát triển của cơ thể con người, do đó, bạn cần có phương pháp bổ sung kẽm hợp lý để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Bổ sung kẽm như thế nào là hợp lý?

Liều lượng bổ sung kẽm đối với từng nhóm đối tượng khác nhau:

  • Trẻ em dưới 6 tháng: 2mg/ ngày.
  • Trẻ em 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg/ ngày.
  • Trẻ em từ 3 - 13 tuổi: 10mg/ ngày.
  • Người lớn: 15 mg/ ngày.
  • Phụ nữ có thai: 15 - 25 mg/ ngày.

Bạn có thể bổ sung kẽm thông qua:

  • Thực phẩm: Đa dạng bữa ăn hàng ngày bằng các thức ăn giàu kẽm như các loại đậu, ngô, lúa mì,...
  • Bổ sung bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

Qua bài viết trên, chúng ta có thể thấy vai trò của kẽm rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Khi cơ thể rơi vào tình trạng thiếu kẽm sẽ bị rối loạn các hoạt động sinh lý và gây ảnh nhiều ảnh hưởng khác. Do đó, đừng quên bổ sung kẽm cho cơ thể thông qua các bữa ăn hàng ngày để có một sức khỏe tốt nhé.

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm