Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp/
  4. Chăm sóc cơ thể

Vết khâu nâng mũi đóng vảy: Nguyên nhân và cách xử lý

Ngày 30/05/2024
Kích thước chữ

Nâng mũi là phương pháp làm đẹp phổ biến ở nhiều quốc gia. Hiện tại máy móc và trình độ phẫu thuật rất an toàn và đảm bảo không xảy ra những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp xuất hiện tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy. Bài viết dưới đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhé!

Vết khâu nâng mũi đóng vảy là tình trạng dễ gặp phải sau khi thực hiện phẫu thuật khiến cho người bệnh hoang mang và lo lắng. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng trên? Các biện pháp xử lý như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy

Các nguyên nhân gây ra tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy có thể do:

  • Cơ địa: Nếu bạn có làn da nhạy cảm và khô, vết khâu dễ hình thành các mảng vảy trắng và bong tróc, gây đau đớn. Ngoài ra, nững người có cơ địa mẫn cảm còn có thể bị sưng tấy và mưng mủ.
  • Phòng phẫu thuật không đạt chuẩn: Phòng mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn và bệnh truyền nhiễm, khiến vết khâu nâng mũi đóng vảy.
  • Tay nghề bác sĩ: Bác sĩ thiếu kinh nghiệm và chuyên môn yếu kém có thể tác động xâm lấn quá mức, gây ra viêm nhiễm, đóng vảy và sưng đau lâu dài.
  • Chỉ khâu sử dụng: Sử dụng loại chỉ khâu kém chất lượng hoặc quá to làm giảm khả năng thích ứng của cơ thể, dẫn đến phản ứng bài xích chỉ khâu, gây sưng tấy, chảy dịch, đóng vảy và nhiễm trùng.
  • Chế độ chăm sóc: Chăm sóc vết thương không kỹ lưỡng có thể khiến mũi bị đóng vảy và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác như sẹo lồi, nhiễm trùng và hoại tử.
Vết khâu nâng mũi đóng vảy: Nguyên nhân và cách xử lý 1
Vết khâu nâng mũi đóng vảy có thể do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau

Vết khâu nâng mũi đóng vảy có ảnh hưởng không?

Đa phần, các vết khâu nâng mũi đóng vảy không quá nguy hiểm và sẽ dần được cải thiện nếu vệ sinh và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không xử lý đúng cách và kịp thời, có thể để lại những hậu quả nặng nề như nhiễm trùng, mưng mủ và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Vết khâu viêm mủ

Tình trạng vết khâu sưng to, gây đau nhức và viêm mủ gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi. Hiện tượng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong mũi, gây ra nhiều biến chứng không mong muốn. Nếu vết thương không lành và bong vảy nhiều, có thể dẫn đến hình thành sẹo lồi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của mũi.

Nhiễm trùng mũi

Vết thương bị nhiễm trùng có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả thẩm mỹ, làm mũi bị lệch hình dạng hoặc làm chất liệu sụn bị kích ứng. Do đó khi thấy mũi xuất hiện dấu hiệu bong vảy, người bệnh cần quan sát và chăm sóc vết thương kỹ lưỡng. Nếu có các dấu hiệu như sưng đau, mưng mủ cần liên hệ ngay với các chuyên gia thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vết khâu nâng mũi đóng vảy: Nguyên nhân và cách xử lý 2
Nhiễm trùng sau khi nâng mũi có thể gây ảnh hưởng đến hình dáng mũi

Ảnh hưởng kết quả thẩm mỹ

Đây là tình huống mà không ai mong muốn sau khi phẫu thuật thẩm mỹ. Đặc biệt, việc vết khâu nâng mũi đóng vảy có thể ảnh hưởng đến kết quả làm đẹp sau này. Nếu bạn không muốn gặp phải những vấn đề không mong muốn, bạn cần nên lưu ý về cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật để đạt được kết quả tốt nhất.

Cách chăm sóc vết khâu nâng mũi đóng vảy

Dưới đây là một số mẹo nhỏ về cách chăm sóc vết khâu nâng mũi bị đóng vảy, bạn có thể tham khảo:

  • Giữ vết khâu khô ráo và sạch sẽ bằng cách vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt tự nhiên. Người bệnh cần hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hóa chất và tránh chà xát quá mạnh lên vùng vết khâu.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho vùng da xung quanh vết khâu đủ ẩm và không bị khô. Đồng thời ưu tiên lựa chọn các loại kem thiên nhiên không chứa hương liệu hoặc chất kích ứng.
  • Nếu tình trạng đóng vảy không giảm qua thời gian, người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Các bác sĩ có thể đề xuất sử dụng kem chống viêm hoặc các biện pháp điều trị khác.
  • Nếu bạn vẫn có thể gặp một số triệu chứng không bình thường như sưng, đỏ, đau, bắn mủ hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến hình dáng mũi sau phẫu thuật.

Những lưu ý khi thực hiện nâng mũi

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm khi nâng mũi:

  • Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn trong quá trình phẫu thuật.
  • Tuân thủ lịch tái khám theo đúng đề xuất của bác sĩ để theo dõi quá trình phục hồi và điều trị kịp thời nếu có vấn đề.
  • Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tình trạng vết khâu nâng mũi đóng vảy.
  • Thực hiện vệ sinh vết thương đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn và giảm nguy cơ vết khâu bị đóng vảy.
  • Hạn chế hoạt động mạnh để tránh gây lệch dáng mũi, kích ứng sụn và các vấn đề liên quan đến vết khâu.
  • Chọn lựa thực phẩm phù hợp để hỗ trợ quá trình phục hồi, tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng và sẹo.
  • Tránh chạm vào mũi và tránh nằm sấp để bảo vệ cấu trúc mũi sau khi nâng.
Vết khâu nâng mũi đóng vảy: Nguyên nhân và cách xử lý 3
Bạn cần nên thường xuyên tái khám định kỳ để theo dõi cấu trúc mũi sau nâng

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân và cách xử lý khi vết khâu nâng mũi đóng vảy. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về cách chăm sóc mũi sau khi nâng nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin