Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bị chấn thương, vết thương sưng tấy là tình trạng thường gặp. Bạn hoàn toàn có thể làm thuyên giảm tình trạng này bằng những cách làm giảm sưng tấy vết thương hở đơn giản và hiệu quả tại nhà.
Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ra vết thương mà bạn nên áp dụng những cách làm giảm sưng tấy vết thương hở sao cho phù hợp.
Có hai lý do khiến cho vết thương bị sưng tấy đó là:
Thông thường, cơ thể có thể tự làm lành các vết thương khi trải qua các giai đoạn là viêm - tăng sinh - tạo sẹo. Sưng tấy là triệu chứng thường xuất hiện sau khi bạn bị thương. Đây chính là một trong số những dấu hiệu của phản ứng viêm, một cơ chế để giúp cho cơ thể chống lại những sinh vật lạ xâm nhập vào trong vết thương. Do đó, bạn cần áp dụng cách làm giảm sưng tấy vết thương hở để làm giảm tình trạng này, tránh gây đau đớn hoặc trở nặng.
Nếu như sau 2 đến 3 ngày bị thương, tình trạng sưng tấy biến mất thì bạn có thể yên tâm bởi đây là dấu hiệu hết sức bình thường ở cơ thể. Mặc dù vậy, nếu như sau khoảng một thời gian dài mà vết thương mới hết sưng thì có khả năng vết thương đã bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, sự phản ứng viêm của cơ thể sẽ giúp giải phóng ra những chất trung gian hóa học và gây ra cảm giác đau rát, nóng tại vết thương. Bên cạnh đó, nếu như máu dồn về vị trí của vết thương nhiều nên bên ngoài của vết thương sẽ có màu đỏ hồng rồi chuyển sang màu tím sau khoảng 1 đến 2 ngày.
Nếu như sau 4 đến 6 ngày bị thương, tình trạng sưng tấy ở vết thương không có xu hướng thuyên giảm thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn còn cảm thấy tình trạng đau rát và nóng đỏ tại vết thương tăng dần theo thời gian.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà người bệnh có thể bị sốt cao hoặc sốt nhẹ. Nếu tình trạng nhiễm trùng vết thương hở trở nên nặng hơn thì vết thương sẽ bị chảy mủ ra ngoài, dịch mủ có mùi hôi rất khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do vết thương không được xử lý đúng cách và khiến cho vi sinh vật phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nếu như không can thiệp cũng như xử lý kịp thời thì vết thương bị nhiễm trùng sẽ có khả năng bị hoại tử.
Tùy thuộc vào mỗi vết thương mà sẽ có những cách xử lý khác nhau để có thể làm giảm tình trạng vết thương bị sưng tấy.
Với các vết thương xảy ra do sự phản ứng của cơ thể, bạn không nên quá lo lắng. Nếu như vết thương gần những khu vực như chân, tay… thì bạn cần phải hạn chế cử động cũng như kết hợp với xoa bóp để máu được lưu thông đến phần mô bào bị thương và giúp cho vết thương nhanh chóng được làm lành.
Trong trường hợp nếu như vết thương gây đau và sưng nhiều, bạn nên dùng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau theo hướng dẫn chỉ định của các bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng đá để chườm nhằm làm giảm tình trạng sưng tím, xuất huyết mỗi khi bị bong gân, căng cơ… Biện pháp này sẽ đem lại tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi bạn bị thương. Chính vì vậy, nếu như muốn giảm đau nhức, sưng tím, bạn nên chườm đá sớm.
Trước khi chườm đá, bạn hãy bỏ đá vào trong một chiếc khăn sạch rồi nhúng vào trong nước lạnh. Khi thực hiện việc chườm đá, bạn nên chườm từ 5 đến 10 phút mỗi lần. Bạn cần chú ý thực hiện nhiều lần ở trong ngày và mỗi lần chườm cách nhau 1 tiếng. Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da hoặc miệng vết thương bị hở.
Vết thương khi bị nhiễm trùng sẽ có dấu hiệu bị đau rát, chảy mủ và sưng tấy kéo dài. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra cũng như xử lý kịp thời để tránh trường hợp vết thương hoại tử. Khi tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương, bạn nên dùng thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của các bác sĩ.
Nếu như vết thương chỉ bị nhiễm trùng với mức độ nhẹ, bạn nên thực hiện việc điều trị vết thương hở tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ:
Trước khi xử lý vết thương, bạn nên dùng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay để vi khuẩn không thể xâm nhập vào trong vết thương.
Sát trùng vết thương bằng dung dịch nước muối. Nếu như bạn không có nước muối sinh lý, bạn nên sử dụng nước muối tự nhiên và pha theo tỷ lệ đó là 2 : 1. Bạn cho thêm 2 thìa nước muối vào trong 1 lít nước sôi đã được để nguội rồi khuấy đều lên và sử dụng. Bạn không nên dùng iod hoặc oxy già để rửa vết thương bởi sẽ làm cho vết thương lâu lành.
Nếu phát hiện dị vật ở vết thương, bạn nên dùng dao hoặc nhíp để sát trùng và loại bỏ các dị vật. Tiếp theo đó, bạn hãy dùng nước muối sinh lý để sát trùng lại và dùng băng y tế để băng lại. Với các vết thương bị sưng tấy nhỏ, bạn không nhất thiết phải băng lại để vết thương được làm lành nhanh hơn.
Sau khi bị thương, bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm như thịt bò, tôm cua, rau muống, thực phẩm dễ nổi mề đay và dị ứng… để tránh trường hợp vết thương bị chảy mủ, sưng đau. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm như các loại đậu, thịt cá… để kích thích cơ thể tái tạo những tế bào mới.
Trên đây là cách làm giảm sưng tấy vết thương hở mà bạn có thể áp dụng tại nhà. Trong trường hợp vết thương quá nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thực hiện điều trị nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.