Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ bị nổi cục có sao không?

Ngày 23/08/2022
Kích thước chữ

Việc rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh là thủ thuật y khoa khá đơn giản và được áp dụng rất phổ biến đối với những trường hợp sinh con so đầu lòng. Tuy nhiên, không ít các mẹ bỉm có dấu hiệu vết khâu bị nổi cục sau đó. Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này cũng chúng tôi nhé!

Tầng sinh môn đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn đối với phụ nữ đặc biệt là quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Không những thế, khi các bà mẹ “lâm bồn”, chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” đặc biệt là sinh con so đầu lòng, các bác sĩ và hộ sinh có thể cân nhắc hỗ trợ bằng cách rạch tầng sinh môn và khâu lại sau đó. Lúc này, việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn được đánh giá là vấn đề rất quan trọng có tác dụng giúp sản phụ nhanh chóng phục hồi hơn, hạn chế nguy cơ tai biến và nhiễm trùng không mong muốn.

Tuy nhiên, cũng có không ít các mẹ bỉm gặp phải tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục. Vậy vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?

Khâu tầng sinh môn được thực hiện như thế nào?

Việc khâu tầng sinh môn được diễn ra rất nhanh sau khi sinh đồng thời các mẹ bỉm cũng sẽ không cảm thấy đau nhiều. Không những thế, thời điểm khâu tầng sinh môn được diễn ra khi chắc chắn nhau thai đã sổ, không sót nhau và đã kiểm soát được đờ tử cung và các sang chấn đường sinh dục nếu có. Nếu đường rạch tầng sinh môn không bị rách thêm, bác sĩ sẽ thực hiện 3 mũi khâu vắt như sau:

  • Mũi khâu vắt 1: Bắt đầu từ trên vết cắt trong âm đạo 0,5 đến 1cm ra tới gốc màng trinh phía ngoài. Khâu hết đến tận đáy và kéo hai mép của âm đạo gốc màng trinh sát vào nhau.
  • Mũi khâu vắt 2: Bắt đầu từ đỉnh của vết rạch tầng sinh môn phía ngoài vào tới gốc màng trinh phía trong. Khâu từ phần dưới da cho đến gốc màng trinh phía trong.
  • Khâu vắt 3: Thực hiện dưới da hoặc trong da để tạo cho sẹo tầng sinh môn nhỏ và mềm mại.
Giải đáp thắc mắc: Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?1 Việc khâu tầng sinh môn sẽ không cảm thấy đau nhiều

Theo dõi và xử trí tai biến vết khâu tầng sinh môn

Việc theo dõi và xử trí tai biến vết khâu tầng sinh môn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp việc phát hiện sớm và kịp thời những tai biến nếu có. Cụ thể như sau:

Theo dõi vết khâu tầng sinh môn

Nên giữ cho vết khâu sạch và khô. Nếu vết khâu không có dấu hiệu liền do tình trạng nhiễm khuẩn phải được xử trí tại chỗ.

Xử trí tai biến vết khâu tầng sinh môn

Nếu vết khâu chảy máu do có khoảng trống giữa các lớp khâu, bác sĩ sẽ khâu lại cho các lớp liền và ép vào nhau.

Nếu vết khâu nổi cục, nhiễm khuẩn: Bác sĩ sẽ rửa sạch, sử dụng kháng sinh tại chỗ và toàn thân đồng thời vệ sinh, rửa vết thương bằng dung dịch sát trùng.

Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?

Tầng sinh môn là một hệ thống sinh lý của phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong việc giao hợp, tiếp nhận tinh trùng và nuôi dưỡng thai nhi. Tầng sinh môn có độ dài khoảng 4 - 5cm là phần mô nằm giữa hậu môn và âm đạo, bao gồm các bộ phận mềm, cơ và dây chằng.

Thực tế, chỉ có khoảng 15 đến 20% các sản phụ có nguy cơ gặp phải tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục, trong đó phải kể đến 4 nguyên nhân bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan, cụ thể như sau:

Do chỉ khâu kém chất lượng kém hoặc chỉ chưa tiêu hết

Chỉ được sử dụng thực hiện khâu tầng sinh môn là loại chỉ tự tiêu chuyên dụng. Các mối chỉ sẽ tự tiêu khi vết thương có dấu hiệu liền sẹo và không còn sưng đau. Do đó, nếu bạn nhận thấy vết khâu tầng sinh môn còn nổi cục dày cứng, có thể là do đường chỉ chưa tiêu hết hoàn toàn.

Ngoài ra, nếu chỉ khâu bị nhiễm khuẩn hoặc không tiêu hết, vết thương rất dễ bị sưng phù nghiêm trọng và gây cản trở lớn tới sự lành lặn và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng sẹo lồi tầng sinh môn.

Do vậy, mẹ bỉm cần chú ý và theo dõi thật cẩn thận để kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu phát sinh bất thường, phòng tránh gây nguy hại đến sức khỏe.

Giải đáp thắc mắc: Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?2 Do chỉ khâu kém chất lượng kém hoặc chỉ chưa tiêu hết có thể khiến vết khẩu tầng sinh môn bị nổi cục

Do vết khâu tầng sinh môn còn mới

Thông thường, khi vết thương mới khâu sẽ xảy ra tình trạng bị sưng lên một cách tự nhiên. Vì thế, khu vực mô và da xung quanh các mối chỉ có biểu hiện căng cứng tự nhiên, thậm chí là nóng đỏ và chảy huyết thanh.

Tuy nhiên, tình trạng này phần lớn sẽ xuất hiện trong khoảng 24h sau phẫu thuật và có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần mới có thể giảm. Thậm chí, đối với người có cơ địa “dữ”, vết thương có thể lành từ sau vài tháng.

Do nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn

Hầu hết các chị em đều phải trải qua quá trình hồi phục khó khăn do vết thương ở tầng sinh môn rất khó chăm sóc. Không những thế, nếu quy trình cắt rạch của bác sĩ thực hiện không đảm bảo khử trùng tốt, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm với những dấu hiệu phổ biến là sốt, nổi cục ở vết khâu, các cục nổi lên sưng và đau hoặc một số trường hợp có dấu hiệu bị rò rỉ máu và dịch có mùi hôi khó chịu…

Lúc này, mẹ bỉm đừng chần chừ mà hãy nhanh chóng quay lại bệnh viện để được các y bác sĩ xử trí và có phương án điều trị đúng cách nhất.

Do các bước chăm sóc vết thương chưa thực hiện tốt

Dù là cuộc phẫu thuật nhỏ, rạch tầng sinh môn cũng cần được tuân thủ nguyên tắc về việc vệ sinh đúng cách nhằm hạn chế tình rạng viêm nhiễm, nổi các cục cứng… Nguy hiểm hơn, đây cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý phụ khoa không mong muốn.

Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục

Dưới đây là cách chăm sóc và một số biện pháp giúp mẹ bỉm giảm đau và giúp vết khâu nổi cục mau lành:

  • Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục có thể đau nhiều, do vậy bạn có thể chườm lạnh để giúp giảm đau, giảm sưng viêm.
  • Một số trường hợp khác, khi tình trạng nổi cục do sưng viêm nặng nề, bác sĩ có thể cân nhắc kê thuốc giảm đau mà không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
  • Hãy hạn chế việc quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu không còn nổi cục và có dấu hiệu lành hẳn.
  • Giữ vết khâu luôn trong trạng thái sạch sẽ, khô ráo theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là sau khi tiểu tiện, đại tiện.
  • Bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nhiều chất xơ, uống nhiều nước ấm.
  • Nên thay băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu bị nổi cục.
Giải đáp thắc mắc: Vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu?3 Hãy bổ sung thực phẩm giàu chất xơ giúp cho quá trình đi đại tiện được thuận lợi nhằm hạn chế táo bón ảnh hưởng đến vết khâu bị nổi cục

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc cho tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị nổi cục là do đâu mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc chăm sóc vết khâu đúng cách sau sinh đóng vai trò quan trọng giúp cho việc hồi phục nhanh chóng hơn đồng thời giúp cho mẹ bỉm chăm sóc em bé tốt hơn.

Hoàng Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin