Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vết loét nhiệt miệng có lây không? Cách phòng ngừa

Ngày 27/02/2024
Kích thước chữ

Nhiệt miệng có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa nhiệt miệng lây nhiễm? Nếu bạn cũng đang thắc mắc về những vấn đề này thì đừng bỏ qua những nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét xảy ra ở trong niêm mạc miệng, gây không ít phiền toái trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiệt miệng là do cơ thể bị thiếu vitamin B, nóng trong người,... Vậy nhiệt miệng có lây không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

Các giai đoạn tiến triển của nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng (tên khoa học là Aphthous ulcer), là những vết loét nhỏ xuất hiện trên niêm mạc miệng, bao gồm bên trong má, môi và nướu. Thông thường, những vết nhiệt miệng sẽ có màu trắng hoặc viền với phần viền đỏ xung quanh.

Bệnh nhiệt miệng khá phổ biến và bất kể đối tượng nào cũng sẽ gặp phải. Bệnh lý này có xu hướng tái phát định kỳ và mỗi đợt tái phát thường sẽ kéo dài trong khoảng 10 - 15 ngày. Triệu chứng ban đầu thường gặp là các đốm trắng nhỏ nổi trên bề mặt niêm mạc và có cảm giác đau nhẹ. Người bệnh có thể nhận thấy cảm giác đau rát rõ ràng hơn khi ăn đồ ăn mặn hoặc khi nói chuyện.

Vết loét nhiệt miệng có lây không? Cách phòng ngừa 2
Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào

Bệnh nhiệt miệng diễn tiến qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu: Các đốm trắng nhỏ hơi gồ lên có kích thước khoảng 1 - 2 mm hình thành trên bề mặt niêm mạc miệng. Sau khoảng vài ngày, các đốm trắng này sẽ lan dần ra và bên trong có chứa dịch, nổi phồng lên và vỡ ra tạo thành ổ hoại tử.
  • Giai đoạn ổ hoại tử: Các vết loét sau khi vỡ ra sẽ hình thành các ổ hoại tử có màu vàng nhạt với đường kính khoảng 2 - 3 mm. Các màng hoại tử này sẽ dần tan ra thành dịch và trôi theo nước bọt xuống đường tiêu hóa. Giai đoạn này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 - 2 ngày.
  • Giai đoạn ổ loét: Lúc này, người bệnh mới phát hiện ra vết loét và cảm nhận được cảm giác đau khi ăn mặn, uống nước hoặc khi nói chuyện. Giai đoạn này thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 5 - 7 ngày, thậm chí có thể lâu hơn.

Vết loét của nhiệt miệng có lây không?

Trong một số trường hợp, khi nhiều thành viên trong gia đình cùng bị nhiệt miệng khiến nhiều người cho rằng nhiệt miệng có thể lây nhiễm từ người sang người. Vậy nhiệt miệng có lây không? Trên thực tế, việc bệnh nhiệt miệng có lây lan hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Nhiệt miệng do virus Herpes gây ra

Hầu hết các trường hợp bị nhiệt miệng đều khá lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày. Nhưng trong một số trường hợp, nhiệt miệng có thể lây lan chéo từ người sang người, đặc biệt là khi bệnh bị gây ra bởi virus Herpes.

Virus Herpes có thể lây truyền thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết loét. Hơn nữa, tỷ lệ lây lan và nhiễm bệnh cũng sẽ tăng lên khi những vết loét này bị vỡ dịch mủ hoặc bị chảy máu.

Vết loét nhiệt miệng có lây không? Cách phòng ngừa 1
Nhiệt miệng do virus Herpes gây ra có thể lây từ người sang người

Nguy cơ mắc bệnh có thể xảy ra khi người khỏe mạnh tiếp xúc với vết phồng rộng hoặc chất dịch từ người bệnh. Bao gồm việc ăn uống chung, sử dụng dung đồ dùng cá nhân hoặc hôn người bệnh. Ngoài ra, virus Herpes cũng có khả năng lây lan sang các khu vực khác của cơ thể chứ không chỉ xuất hiện ở miệng.

Nhiệt miệng do nguyên nhân khác

Theo các chuyên gia, các vết nhiệt miệng thể nhỏ và lớn do các nguyên nhân khác gây ra thường không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Bao gồm thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, hệ miễn dịch bị suy yếu,... Các vết loét này thường sẽ tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các thành viên trong gia đình cùng sống trong một môi trường, thói quen ăn uống và sinh hoạt giống nhau. Khi ăn nhiều đồ ăn cay nóng hoặc do thể trạng khác nhau mà có người bị trước, người bị sau. Như vậy, trường hợp này nhiệt miệng không phải xuất hiện do lây nhiễm như bạn nghĩ.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng lây nhiễm từ người sang người

Khi bạn hoặc người thân trong gia đình bị nhiệt miệng mà chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Bạn cần phải chú ý một số biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan như sau:

  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như cốc, bàn chải, muỗng,... Đồng thời, hạn chế tối đa việc sử dụng các vật phẩm chung của người bị nhiệt miệng. Trong một số trường hợp, bạn cần phải có biện pháp khử trùng, làm sạch để hạn chế tiếp xúc tối đa. Biện pháp này sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng lây lan.
  • Hạn chế tiếp xúc gần gũi khi bạn hoặc người khác đang bị nhiệt miệng, vì đây là con đường nhanh nhất để bệnh lây lan. Do vậy, cần hạn chế các hành động thân mật khi đang bị nhiệt miệng.
  • Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với vết loét bằng dung dịch sát khuẩn. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vết loét và giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh ra xung quanh.
Vết loét nhiệt miệng có lây không? Cách phòng ngừa 4
Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bị nhiệt miệng

Cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả

Sau khi giải đáp nhiệt miệng có lây không, hãy cùng tìm hiểu cách chữa nhiệt miệng hiệu quả. Trên thực tế, nhiệt miệng có khả năng tái phát khá cao nên cần phải nắm được cách điều trị để bệnh mau lành. Dưới đây là một số phương pháp mà bạn có thể tham khảo và thử áp dụng.

Dùng thuốc Tây y để trị nhiệt miệng

Khi nhiệt miệng trở nên trầm trọng hơn hoặc các triệu chứng của nó gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y để khắc phục tình trạng bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc gây tê tại chỗ như lidocain hoặc benzocaine giúp giảm tình trạng đau rát tại các vết loét.
  • Thuốc sát trùng và chống viêm như nước súc miệng chứa triclosan hoặc diclofenac giúp hạn chế sự phát triển của bệnh.
  • Thuốc kháng sinh như amoxicillin hoặc tetracyclin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng tại các vết loét.
  • Nếu có xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng hay sốt, người bệnh cần sử dụng paracetamol và bổ sung vitamin C, vitamin B2,... theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp hạ nhiệt, giảm đau.

>>> Tham khảo ngay thuốc mỡ Oracortia 0,1% giảm triệu chứng viêm nhiễm khoang miệng, loét do chấn thương hiệu quả.

Vết loét nhiệt miệng có lây không? Cách phòng ngừa 5
Sử dụng thuốc bôi để làm giảm tình trạng đau rát tại các vết loét

Cách khắc phục tình trạng nhiệt miệng tại nhà

Trong hầu hết các trường hợp, bạn hoàn toàn có thể làm giảm triệu chứng của nhiệt miệng tại nhà bằng các phương pháp đơn giản như:

  • Sử dụng mật ong hoặc mật ong kết hợp với nghệ để thoa vào vết nhiệt miệng. Mật ong có tính kháng khuẩn và chứa chất chống oxy hóa, kết hợp với nghệ có khả năng hỗ trợ làm giảm sẹo và giúp vết loét làm lành nhanh chóng.
  • Sử dụng nước đỗ đen hoặc bột sắn dây giúp hỗ trợ làm mát và giảm nhiệt độ cơ thể. Đây là các bài thuốc Đông y giúp loại bỏ nhiệt trong cơ thể và hỗ trợ quá trình hồi phục.
  • Súc miệng bằng nước cốt dừa được ép từ cùi dừa 3 - 4 lần/ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng và làm dịu cơn đau, giúp các vết loét nhanh chóng lành lại.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp cho thắc mắc bị nhiệt miệng có lây không cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh lây lan hiệu quả. Mặc dù bệnh nhiệt miệng có khả năng tự lành nhưng lại dễ tái phát. Do vậy, người bệnh cần phải chủ động hơn trong việc phòng ngừa bệnh.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin