Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vết thương hở bị bầm tím gây nhiều lo lắng cho bệnh nhân vì không biết vết thương hở này có nguy hiểm hay bị nhiễm trùng không? Chính vì thế có nhiều người đi tìm cách để xử lý tình trạng này. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Bầm tím là dấu hiệu bình thường của vết thương trong quá trình hồi phục. Ở những vùng bị bầm tím, da thường có màu xanh, đỏ tía hoặc bầm đen. Vết thâm đen kèm theo sưng đau gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên vẫn có cách để xử lý trường hợp này giúp bạn nhanh hồi phục hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất dễ bị thương hở da do vết cắt hoặc vết xước. Vết thương hở là một chấn thương trên da, nơi các tế bào bị phá vỡ và mô dưới da lộ ra ngoài. Nguyên nhân gây ra vết thương hở thường là do té ngã hoặc tai nạn với vật sắc nhọn.
Khi vết thương hở đồng nghĩa với việc các mạch máu nhỏ dưới da cũng bị vỡ ra. Từ đó, máu bị rò rỉ, đọng lại dưới da và tạo thành các vết bầm tím trên da hay còn được gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này thường xuất hiện sau vết thương hở, nhất là vết thương do va đập mạnh. Tùy theo mức độ va chạm mạnh hay nhẹ mà Vết thương hở bị bầm tím cũng nhiều hoặc ít.
Nếu vết bầm không quá nặng thì sẽ mờ đi chỉ sau 2 - 5 ngày. Ban đầu, chúng chuyển màu từ đỏ đậm sang tím đen trong vòng vài giờ. Sau đó, khi vết thương hở lành lại, các vết bầm đen sẽ chuyển sang màu tím và nhạt dần theo thời gian.
Vết thương hở do va đập mạnh bị bầm tím là điều dễ hiểu. Do đó bạn không nên lo lắng quá. Những vết bầm tím kèm theo vết thương loét sẽ gây đau trong vài ngày đầu, sau đó vết bầm sẽ mờ dần và hết khi vết thương ngày càng lành.
Trong trường hợp vết thương hở không bị va đập nhưng có vết bầm tím thì đây là trường hợp cần chú ý. Nó không những không khỏi mà còn lan rộng ra xung quanh kèm theo các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, sụt cân, đau đầu, ù tai, sốt về đêm. Những vết bầm này có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn có vấn đề như:
Cơ thể thiếu dinh dưỡng
Cơ thể thiếu vitamin và chất dinh dưỡng thì khi có vết thương hở, vùng da xung quanh cũng bầm tím. Vitamin B12 tham gia vào quá trình tái tạo máu, vitamin K làm giảm quá trình đông máu, vitamin C thúc đẩy xây dựng tế bào, tham gia vào quá trình làm lành vết thương. Thiếu vitamin, mạch máu yếu nên vết thương hở dù không bị tác động nhưng vẫn bị bầm tím.
Nhiễm trùng
Vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng vết thương. Nếu không được điều xử lý vết thương kịp thời dễ dẫn đến nhiễm trùng, tổn thương mô và suy đa cơ quan, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương hở là vết loét đỏ, sưng tấy với những chấm máu nhỏ trên da, sau đó to ra và bầm tím.
Bệnh Raynaud
Bệnh Raynaud là một chứng rối loạn máu hiếm gặp, thường ảnh hưởng đến các ngón tay và ngón chân. Tình trạng này khiến co thắt mạch máu khi bạn bị căng thẳng hoặc lạnh. Kết quả là, khu vực da này chuyển sang màu xanh hoặc trắng. Điều này giải thích tại sao các vết cắt trên tay có thể bị bầm tím mặc dù không bị va đập.
Bệnh về máu
Bầm tím có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu hoặc suy giảm tiểu cầu. Căn bệnh này khiến máu khó đông và xuất hiện chảy máu dưới da. Từ đó, vết bầm tím sẽ xuất hiện khi bạn có vết thương hở nhưng không phải do va đập.
Ung thư
Vết bầm tím có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu, một loại ung thư máu và tủy xương. Bạn có thể dễ thấy các vết bầm tím trên da kèm theo chân sưng lên, mao mạch lộ ra.
Tiểu đường
Nếu vết bầm tím xuất hiện xung quanh vết thương hở mà không phải do va đập thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường khiến máu lưu thông kém, làm giảm lượng máu đến vết thương. Theo thời gian, máu lưu thông kém khiến vết thương lâu lành hơn và vùng da xung quanh không nhận được đủ máu nên chuyển sang xanh đen giống vết bầm tím.
Nhiều người cho rằng vết thương hở bị bầm tím sẽ tự biến mất, vì vậy họ thường phớt lờ và để chúng tự lành. Điều này có thể mang đến rủi ro lớn nếu bạn không vệ sinh vết thương, để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng và có thể phải cắt bỏ vùng bị thương.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh sẽ không hiệu quả nếu không thực hiện đúng lúc. Việc chườm nóng ngay khi bị thương sẽ làm kích thích các mao mạch khiến vùng da xung quanh đỏ lên và dễ bị bầm tím hơn. Tùy thuộc vào trường hợp, trong 72 giờ kể từ khi vết thương hở xuất hiện, bạn không nên chườm nóng mà thay vào đó là chườm lạnh, giúp thông huyết mạch và các mô ở vết thương co rút lại, giảm sưng viêm.
Nhiều người nghĩ rằng vết bầm tím có thể được tan máu bằng cách dùng dầu nóng. Vì vậy, họ dùng dầu nóng hoặc mật gấu để xoa bóp lên vết thương. Điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng vết thương hở. Không chỉ vậy, dầu nóng có tác động mạnh mẽ đến bề mặt và tế bào của da, làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Không những không hết tụ máu mà còn làm sưng tấy vết thương.
Bên cạnh xử lý vết thương thì chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết. Bạn cần uống nhiều nước, nước hoa quả giàu vitamin C để giúp vết thâm mờ nhanh hơn. Bổ sung các chất như quercetin và bromelain có đặc tính chống viêm giúp giảm sưng và bầm tím. Chất này có nhiều trong táo, dứa hoặc hành tím. Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau bina, cà rốt, rau lá xanh, củ cải, quả mâm xôi,… giúp loại bỏ vết thâm nhanh chóng.
Thực phẩm giàu bioflavonoid như nho, đậu xanh, cam hoặc quả mọng giúp tăng cường mô liên kết và mạch máu, ngăn ngừa vết bầm tím sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Ăn nhiều protein trong trứng, các loại hạt, cá,... để củng cố mạch máu, mau hết bầm. Sử dụng chất béo lành mạnh trong bơ, dầu oliu, dầu hướng dương,... để làm mềm mại hơn các thành mao mạch.
Như vậy, trên đây là những thông tin chia sẻ về tình trạng vết thương hở bị bầm tím. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vết thương hở bị bầm tím có nguy hiểm không. Và chỉ ra các cách xử lý sai để các bạn tránh mắc phải khi gặp trường hợp này.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.