Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi bị thương ngoài da vết thương sẽ khô lại, bong lớp này đi, da non dần xuất hiện. Thế nhưng nhiều người lại gặp phải tình trạng vết thương lên da non bị thâm, làm tối màu gây mất thẩm mỹ. Chăm sóc thế nào để tránh xuất hiện vết thâm trên vùng da non mỏng manh ấy?
Vết thương lên da non bị thâm là do quá trình dưỡng da của bạn. Nếu không có biện pháp thích hợp sẽ tạo ra vùng da thâm xỉn tối màu khiến bạn mất tự tin, nhất là những vùng da ở vị trí dễ nhìn thấy. Làm thế nào để hạn chế tối đa các vết thâm trên vùng da non?
Da non là lớp da mới hình thành sau khi vết thương ngoài da hồi phục, bong đi lớp mày đen thường thấy. Da non có màu đỏ, hồng nhạt rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, bởi nhiều yếu tố dưới đây mà vết thương lên da non lại bị thâm.
Tăng sắc tố sau viêm là tình trạng da có số lượng melanin tăng quá mức hoặc phân bố không đều sau phản ứng viêm. Quá trình này kích thích cơ thể sản xuất các chất như leukotrienes, cytokines là chất trung gian gây viêm bởi các kích thích ngoại sinh. Chúng thúc đẩy tế bào hắc tố melanocyte hoạt động, sản sinh ra nhiều melanin làm cho lớp da non bị đen sạm.
Tia UV là tác nhân chính làm melanin tiết ra nhiều hơn bình thường. Như đã nói ở trên, hắc tố này chính là lý do khiến da non bị thâm đen. Bạn cần nên che chắn, bảo vệ vùng da non nớt cẩn thận trước ánh sáng mặt trời.
Mặc dù nghệ được biết đến là nguyên liệu tự nhiên trị thâm hiệu quả nhờ hoạt chất chống oxy hoá có trong nó và thành phần curcumin đặc biệt. Thế nên, nhiều người vì mong muốn hết sẹo nhanh chóng mà bôi nghệ ngay khi vết thương còn chưa liền miệng, khiến chúng trở nên lở loét nặng hơn và bị dị ứng thâm đen.
Da non bị thâm không thể nào tự trắng lại được. Thế nhưng nếu như kết hợp các biện pháp chăm sóc chuẩn y khoa kết hợp với các loại gel bôi mờ thâm sẹo can thiệp ngay trong 6 tháng đầu, đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới, hạn chế được sự thâm màu.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà thời gian và khả năng hồi màu trở về làn da bình thường lại khác nhau. Thế nên, cần chú ý hạn chế tối đa những ảnh hưởng khiến cho vết thương lên da non bị thâm.
Để hạn chế tối đa vấn đề da non bị thâm trong quá trình hồi phục, bạn cần nên chú ý các bước chăm sóc.
Đây là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa da non bị thâm màu bởi chúng có khả năng làm lành miệng vết thương nhanh chóng nhờ tăng cường sản sinh tế bào da mới. Bên cạnh đó còn cung cấp đủ độ ẩm mà da cần để phục hồi, lớp da mới được chăm sóc tốt hơn, da khỏe mạnh, tránh sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài môi trường.
Ngoài việc chăm sóc vết thương hở mau lành, không bị thâm bạn cần nên bổ sung các dưỡng chất có lợi cho việc nuôi dưỡng làn da khỏi màu sạm thâm. Các thực phẩm như rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, E, C. Những loại vitamin này nổi bật với hiệu quả có ích cho làn da, vitamin C dưỡng trắng, kích thích sản xuất collagen; vitamin E dưỡng ẩm; vitamin A gia tăng sản xuất tế bào khỏe, củng cố làn da chống lại nhiễm trùng, vi khuẩn và các nguyên nhân gây hại bên ngoài nói chung. Nhờ đó, da trở nên khoẻ từ bên trong, ngăn ngừa vùng da non của vết thương bị sạm màu.
Thế nên, để tránh trường hợp vết thương lên da non bị thâm đen hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn mỗi ngày.
Bất cứ vết thương nào khi lành trong quá trình lên da non cũng có thể bị thâm. Qua bài viết mà Long Châu chia sẻ bạn hãy nên chăm sóc da đúng cách để hạn chế vết thương lên da non bị thâm, khó chữa trị sau này, ảnh hưởng đến thẩm mỹ bạn nhé!
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Thanhnien.vn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.