Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc xác định bản thân có bị nhiễm trùng HP hay không là điều cần thiết khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Thế nhưng, nhiều người lo lắng chi phí thực hiện xét nghiệm quá đắt đỏ. Vậy xét nghiệm HP dạ dày giá bao nhiêu?
Việc xét nghiệm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) đang là một vấn đề quan trọng được nhiều người chú ý. Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng dạ dày và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Xét nghiệm vi khuẩn HP trong dạ dày không chỉ giúp người ta biết liệu họ có bị nhiễm trùng vi khuẩn này hay không mà còn có thể cung cấp thông tin về mức độ và tình trạng của nhiễm trùng. Vậy xét nghiệm HP dạ dày giá bao nhiêu tiền? Trường hợp nào cần thực hiện xét nghiệm HP?
Vi khuẩn HP là gì? Helicobacter Pylori (HP) là một loại vi khuẩn đặc biệt có khả năng tồn tại và phát triển trong môi trường vô cùng khắc nghiệt - môi trường acid đậm đặc của dạ dày. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng, chiếm tới khoảng 90% các trường hợp. Tuy tỷ lệ người dương tính với vi khuẩn HP rất cao, nhưng không phải tất cả các trường hợp đều dẫn đến tổn thương dạ dày - tá tràng.
Xét nghiệm vi khuẩn HP còn có một cái tên khác là test HP. Đây là một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi nhiễm H.pylori (HP) trong dạ dày. Ở thời điểm hiện tại, các cách xét nghiệm HP phổ biến có thể kể đến như xét nghiệm máu, test hơi thở, xét nghiệm kháng nguyên qua phân, sinh thiết dạ dày.
Chi phí test HP sẽ có nhiều mức giá chênh lệch khác nhau, phụ thuộc vào từng phương pháp xét nghiệm cụ thể mà bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện. Thông thường, xét nghiệm máu và xét nghiệm hơi thở thường có giá thấp hơn so với xét nghiệm kháng nguyên trong phân và sinh thiết dạ dày. Do đó người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng sức khỏe và tài chính của mình.
Quan trọng nhất, việc xét nghiệm vi khuẩn HP giúp xác định bạn có bị nhiễm trùng không, và mức độ nhiễm trùng ra sao. Từ đó giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và quản lý tình trạng sức khỏe của người bệnh một cách hiệu quả.
Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng là do bị nhiễm khuẩn HP. Thế nhưng, trường hợp bệnh nhân không có các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP sẽ không cần xét nghiệm. Dưới đây là một số trường hợp người bệnh thường sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm HP để chẩn đoán, và tìm liệu pháp điều trị tốt nhất:
Có nhiều yếu tố mà bác sĩ sẽ căn cứ vào để đưa ra chỉ định xét nghiệm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Cụ thể:
Khả năng thực hiện các loại xét nghiệm tại cơ sở y tế mà bệnh nhân thăm khám, chính là một trong các yếu tố mà bác sĩ sẽ dựa vào đó để ra quyết định. Một số cơ sở có sẵn các phương pháp xét nghiệm như nội soi dạ dày hoặc xét nghiệm máu, trong khi những cơ sở khác sẽ không có sẵn tất cả các phương pháp. Bác sĩ sẽ xem xét vấn đề này và trang thiết bị có sẵn để đề xuất người bệnh nên chọn hình thức xét nghiệm nào phù hợp.
Việc lựa chọn hình thức xét nghiệm vi khuẩn HP cũng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhân đang trong tình trạng cấp tính và cần biết kết quả ngay lập tức để quyết định điều trị, bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các phương pháp xét nghiệm nhanh.
Ngược lại, trong trường hợp người bệnh không cần nhận kết quả ngay, và có thể chờ đợi một thời gian dài mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe, các bác sĩ sẽ chọn phương pháp xét nghiệm cho kết quả chậm hơn.
Bác sĩ có thể xem xét các yêu cầu kèm theo xét nghiệm HP. Ví dụ, nếu cần kiểm tra tình trạng tổn thương dạ dày - tá tràng, thì bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định loại xét nghiệm cụ thể là nội soi dạ dày. Trong trường hợp cần xác định khả năng sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn HP, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm kháng sinh đồ để đảm bảo đúng liệu trình điều trị.
Chi phí xét nghiệm vi khuẩn HP dạ dày giá bao nhiêu sẽ còn tùy thuộc vào phương pháp thực hiện, và cơ sở y tế mà bạn chọn. Dưới đây là thông tin chi tiết hơn về chi phí của từng phương pháp test HP dạ dày:
Nội soi dạ dày thường được chỉ định trong các trường hợp có nghi ngờ về tổn thương viêm hoặc loét dạ dày - tá tràng. Chi phí thực hiện nội soi có mức giá tham khảo dao động từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng cho mỗi lần thực hiện. Phí xét nghiệm vi khuẩn HP qua nội soi thường dao động từ 150.000đ đến 250.000đ.
Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác và an toàn, cho phép đánh giá mức độ và vị trí tổn thương dạ dày một cách chi tiết.
Phương pháp này phát hiện sự hiện diện của kháng thể HP trong máu. Chi phí xét nghiệm máu dao động từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng cho mỗi lần thực hiện.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải lựa chọn ưu tiên vì khả năng cho dương tính giả cao. Nguyên nhân là do kháng thể trong máu giảm rất chậm kể cả khi vi khuẩn HP đã bị tiêu diệt. Do đó, kết quả vẫn có thể là dương tính trong trường hợp vi khuẩn HP không còn nhiều trong cơ thể.
Phương pháp này là xét nghiệm HP không xâm lấn và cho kết quả chính xác cao (khoảng 88%). Thời gian làm test nhanh. Thông thường bạn sẽ nhận được kết quả sau khoảng 30 phút.
Test vi khuẩn HP bằng hơi thở giá bao nhiêu? Chi phí xét nghiệm HP thông qua hơi thở dao động từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng cho mỗi lần thực hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là lựa chọn phù hợp cho những người đã điều trị nhiễm khuẩn HP và cần đánh giá lại kết quả điều trị.
Phương pháp xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn HP được đánh giá là đem lại kết quả chính xác cao. Chi phí xét nghiệm phân dao động từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng.
Thế nhưng, một nhược điểm của phương pháp này là không cho kết quả nhanh chóng, đồng thời không quan sát được các tổn thương khác ở dạ dày. Xét nghiệm phân phù hợp cho những trường hợp bệnh chưa tiến triển nghiêm trọng.
Tóm lại, xét nghiệm HP dạ dày giá bao nhiêu sẽ có thể thay đổi tùy theo địa điểm, cơ sở y tế, và thời điểm bạn thực hiện xét nghiệm. Trước khi quyết định thực hiện bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ để xác định phương pháp thích hợp nhất, dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể và nguồn tài chính cá nhân.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.