Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao bị đái dầm ở tuổi dậy thì? Cách khắc phục?

Ngày 27/12/2022
Kích thước chữ

Dậy thì là thời điểm mà cơ thể có nhiều sự thay đổi, và hiện tượng đái dầm ở tuổi dậy thì cũng là một trong những dạng rối loạn xảy ra khi cơ thể chịu nhiều sự thay đổi này. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và đâu là cách khắc phục? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của nhà thuốc Long Châu để biết thêm về hiện tượng này nhé!

Đái dầm ở tuổi dậy thì là hiện tượng rất dễ khiến người bệnh tự ti và có tâm lý xấu hổ. Đặc biệt, tuổi dậy thì là thời điểm tâm sinh lý bắt đầu biến đổi phức tạp, do vậy cần điều trị triệu chứng này càng sớm càng tốt.

Triệu chứng đái dầm ở tuổi dậy thì?

Đái dầm là hiện tượng tiểu không kiểm soát trong lúc ngủ. Trẻ đái dầm sẽ bị ướt quần dẫn đến giật mình và phải tỉnh dậy lúc giữa đêm để thay quần. Điều này khiến cho giấc ngủ của bé bị gián đoạn, từ đó làm trẻ mệt mỏi, uể oải, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và quá trình học tập.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi thì việc chưa tự chủ được ý muốn của bản thân là bình thường, do đó việc tè dầm ra quần vào ban đêm hoặc ban ngày được coi là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, sau độ tuổi đó thậm chí trẻ 18 tuổi vẫn đái dầm thì đây được coi là bệnh lý đái dầm ở tuổi dậy thì và cần được điều trị sớm.

Vì sao bị đái dầm ở tuổi dậy thì? Cách khắc phục? 1

Đôi khi đái dầm vẫn xuất hiện ở trẻ dậy thì

Nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở tuổi dậy thì

Đái dầm ở tuổi dậy thì bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Chức năng chế ước của bàng quang bị rối loạn

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có đến hơn 80% trẻ ở tuổi dậy thì mắc chứng đái dầm là do chức năng chế ước của bàng quang bị rối loạn. Đối với các trẻ khoẻ mạnh, khi bàng quang đầy, thành bàng quang sẽ gửi tín hiệu lên não bộ. Khi não bộ nhận được tín hiệu sẽ chỉ huy cho cơ vòng đóng lại, đợi đến khi trẻ thức dậy và đi vệ sinh. Tuy nhiên, ở những trẻ bị rối loạn chức năng chế ước của bàng quang, khi bàng quang thì cơ vòng lại tự động mở ra thay vì đóng lại, vì vậy dẫn đến tình trạng trẻ đái dầm đặc biệt là đái dầm ở tuổi dậy thì.

Vì sao bị đái dầm  tuổi dậy thì? Cách khắc phục? 2

Chức năng của bàng quang bị rối loạn có thể dẫn đến đái dầm ở tuổi dậy thì

Trẻ gặp vấn đề về thể chất

Đái dầm ở tuổi dậy thì thường xảy ra khi các chức năng của bàng quang chưa được hoàn thiện, do đó sức chứa cũng như khả năng trữ nước tiểu của bàng quang bị hạn chế so với người bình thường. Khi lượng nước tiểu vượt quá khả năng lưu giữ cho phép kết hợp với việc trẻ ngủ quá sâu sẽ gây nên tình trạng đái dầm, tiểu không tự chủ ở trẻ em.

Cơ thể sản xuất không đủ hormone chống bài niệu

Vào ban đêm, cơ thể sẽ sản xuất ra ra loại hormone giúp làm chậm quá trình sản xuất nước tiểu (ADH), chúng còn được gọi là hormone chống bài niệu nhằm hạn chế nhu cầu đi tiểu đêm.

Tuy nhiên, đối với những trẻ mà cơ thể không sản xuất đủ hormone ADH thì bàng quang sẽ bị quá tải. Lúc này nếu trẻ không nhận thức được tín hiệu từ bàng quang đầy mà thức dậy đi vệ sinh thì sẽ dễ dẫn đến đái dầm.

Ảnh hưởng tâm lý gây đái dầm

Nếu trẻ có tâm lý căng thẳng, sợ hãi kéo dài, thường xuyên tức giận, thay đổi tâm sinh lý… sẽ khiến cho bàng quang co mạnh, từ đó dẫn đến hiện tượng rò rỉ nước tiểu vào ban ngày (tiểu són) và đái dầm vào ban đêm.

Ngoài ra, khi bị đái dầm ra quần, trẻ sẽ thêm phần tự ti, lo lắng, e ngại với chứng bệnh của mình, buồn vì cha mẹ phàn nàn thì cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng đái dầm ở tuổi dậy thì của trẻ trầm trọng hơn.

Vì sao bị đái dầm ở tuổi dậy thì? Cách khắc phục? 3

Tâm lý lo lắng thường xuyên có thể gây rối loạn tiểu tiện

Phương pháp hạn chế đái dầm ở tuổi dậy thì

Để ngăn ngừa tình trạng đái dầm ở tuổi dậy thì, phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp sau để có thể giúp con cải thiện bệnh lý:

  • Tập cho bé thực hiện bài tập đi tiểu ngắt quãng, nghĩa là tập đi tiểu ra một lượng nước tiểu nào đó thì dùng ý chí để dừng lại theo ý muốn để giúp cho hệ thống cơ vòng hoạt động lại hiệu quả hơn.
  • Hạn chế việc uống nước trước khi đi ngủ của trẻ. Bạn nên cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày nhưng hạn chế uống nước vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ để giảm tải cho bàng quang và hệ bài tiết của trẻ khi ngủ. Bên cạnh đó, phụ huynh nên yêu cầu con đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
  • Tập luyện không đái dầm: Đặt đồng hồ báo thức để trẻ đi vệ sinh với phương pháp tăng dần theo thời gian. Ví dụ, thời gian đầu báo thức sau khi trẻ ngủ được 3 tiếng, sau đó khi trẻ tự dậy được theo chuông thì tăng lên 4 giờ, 5 giờ… Thời gian đầu có thể trẻ rất khó để trẻ thức dậy nên cha mẹ nên kết hợp đánh thức trẻ cùng chuông.
  • Bạn có thể tham khảo thêm một số bài thuốc chữa đái dầm như: Chữa đái dầm bằng mật ong, chữa đái dầm bằng lá hẹ,…

Bệnh đái dầm đối với trẻ nhỏ là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nó sẽ trở thành bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, khi trẻ đã lớn mà vẫn bị đái dầm ở tuổi dậy thì thì phụ huynh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ nhé!

Như Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin