Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vì sao bọc răng sứ xong nhai bị đau? Cách khắc phục hiệu quả

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Bọc răng sứ xong nhai bị đau là tình trạng nhiều người gặp phải. Tình trạng đau nhức răng sau khi bọc sứ khiến việc ăn uống và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân bọc răng sứ xong nhai bị đau là rất cần thiết để tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.

Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng bằng vật liệu sứ nhằm phục hồi chức năng, cải thiện thẩm mỹ của hàm răng. Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ đang ngày càng phổ biến và được đánh giá cao nhờ khả năng cải thiện các khuyết điểm của hàm răng như răng vỡ, răng thưa, răng mọc lệch, răng bị ố vàng,... Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bọc răng sứ xong nhai bị đau ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bọc răng sứ xong nhai bị đau? Khắc phục tình trạng này bằng cách nào? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này.

Vì sao bọc răng sứ xong nhai bị đau?

Bọc răng sứ được thực hiện bằng cách sử dụng mão răng sứ làm bằng chất liệu sứ nguyên chất hoặc sứ kết hợp cùng kim loại để chụp lên phần răng khiếm khuyết để khôi phục hình dáng, kích thước và màu sắc như răng thật. Để giúp răng sứ có độ bền và tuổi thọ cao hơn, các bác sĩ cần mài lớp men răng xung quanh với tỷ lệ không vượt quá 2mm. Quá trình này chỉ thao tác bên ngoài men răng, hoàn toàn tác động lên cấu trúc răng, tủy hay các mô mềm trong khoang miệng. Do đó, hầu hết các trường hợp bọc răng sứ đều chỉ gây ra tình trạng đau nhức và ê buốt nhẹ trong 1 đến 2 ngày đầu tiên.

Vì sao bọc răng sứ xong nhai bị đau? Cách khắc phục hiệu quả 1
Đau nhức răng sau khi bọc sứ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Tuy nhiên, vẫn có không ít người gặp phải tình trạng bọc răng sứ xong nhai bị đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến việc ăn uống. Lúc này, việc tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp can thiệp sớm là rất quan trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng bị đau sau khi bọc sứ.

Răng bọc sứ không đủ khỏe

Những trường hợp mắc bệnh lý răng miệng trước khi bọc sứ khiến răng bị yếu. Nếu nền tảng răng không khỏe, tình trạng bọc răng sứ xong nhai bị đau, ê buốt răng có thể xảy ra kéo dài. Do đó, trước khi bọc răng sứ bác sĩ cần thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng, đồng thời điều trị các vấn đề bệnh lý trước khi thực hiện bọc răng sứ.

Nướu nhạy cảm hoặc chưa kịp thích nghi với răng bọc sứ

Trước khi gắn mão sứ lên răng thật, quá trình mài răng có thể tạo ra áp lực dẫn đến tổn thương mô nướu gây ra cảm giác nhạy cảm và đau khi ăn nhai. Bên cạnh đó, việc gắn mão sứ lên cùi răng sẽ khiến nướu nhạy cảm do chưa chưa kịp thích nghi với môi trường răng miệng.

Răng bọc sứ chưa được điều trị dứt điểm viêm tủy

Hầu hết các trường hợp răng bị sâu đều được khuyến khích bọc răng sứ để bảo tồn và kéo dài tuổi thọ răng thật, nhất là các trường hợp sâu răng nghiêm trọng. Trường hợp bọc răng sứ xong nhai bị đau có thể do răng thật bị viêm tủy nhưng không được phát hiện và điều trị triệt để. Lúc này, bọc răng sứ có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, gây đau nhức khi nhai, thậm chí dẫn đến hoại tử răng, mất răng vĩnh viễn.

Vì sao bọc răng sứ xong nhai bị đau? Cách khắc phục hiệu quả 2
Răng chưa được điều trị tủy triệt để gây ra đau nhức sau khi bọc sứ

Răng bị mài quá nhiều

Đảm bảo tỷ lệ mài răng không quá 2mm là rất quan trọng. Bởi nếu mài răng không đúng tỷ lệ, mài răng quá nhiều sẽ làm mất lớp men răng và làm lộ ngà răng. Điều này sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt khi ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Vật liệu làm răng sứ không đảm bảo chất lượng

Bên cạnh kỹ thuật mài răng, chất liệu làm răng sứ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng răng sau khi bọc sứ. Răng sứ chế tác từ những vật liệu kém chất lượng sẽ không đảm bảo tính dẫn nhiệt khiến cùi răng thật bị đau khi ăn thực phẩm nóng, lạnh.

Rò rỉ keo nha khoa

Keo nha khoa được sử dụng để cố định mão răng sứ vào cùi răng thật. Trường hợp keo nha khoa bị lỏng, rò rỉ sẽ khiến răng bị ê buốt, thậm chí rơi mão răng ra ngoài. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là kỹ thuật của bác sĩ và trang thiết bị của cơ sở nha khoa.

Lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn có thể xảy ra do thao tác nắn chỉnh khớp cắn không đúng kỹ thuật khiến răng sứ bị lệch, nhô cao hơn răng khác, gắn mão răng sứ không khít,... Điều này sẽ dẫn đến tình trạng cộm, vướng, tạo áp lực lên răng sứ gây đau khi ăn nhai.

Cách khắc phục bọc răng sứ xong nhai bị đau

Tình trạng đau sau khi bọc răng sứ có thể khắc phục dựa vào nguyên nhân gây đau. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm đau nhức tại nhà như:

  • Dùng thuốc giảm đau Acetaminophen, Ibuprofen,… theo đúng liều lượng, có tham khảo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dùng đá lạnh chườm bên ngoài má gần vị trí răng sứ bị đau nhằm giảm đau tạm thời.
  • Súc miệng bằng nước muối để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giảm đau nhức.

Bên cạnh việc giảm đau tạm thời, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám tìm ra nguyên nhân, từ đó tư vấn hướng xử trí phù hợp nhất. Với các trường hợp bị đau do bọc răng sứ không đúng kỹ thuật thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo răng sứ ra để điều chỉnh lại. Nếu đau răng sứ do bệnh lý, bạn cần phải điều trị triệt để sau đó lắp lại răng sứ.

Vì sao bọc răng sứ xong nhai bị đau? Cách khắc phục hiệu quả 3
Bác sĩ thăm khám để xác định nguyên nhân khiến răng bọc sứ bị đau

Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc không bị đau nhức

Để tránh đau sau khi bọc răng sứ và hỗ trợ quá trình hồi phục, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Hạn chế các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh, cứng, dai,... trong những ngày đầu sau khi bọc sứ.
  • Tuyệt đối tránh xa các thói quen xấu như cắn bút, nghiến răng.

Tóm lại, bọc răng sứ xong nhai bị đau là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ ai. Nếu bạn đang bị đau ngay khi vừa làm răng sứ thì cũng không nên quá lo lắng, việc cần làm lúc này là tuân thủ hướng dẫn giảm đau và chăm sóc răng miệng của bác sĩ. Nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm, hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn kịp thời bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin