Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cuộc sống hiện đại, nhịp sống hối hả khiến ngày càng có nhiều người sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Đây là loại thực phẩm thuận tiện cho người sử dụng, thời hạn sử dụng lâu và giá thành cũng rẻ. Tuy nhiên, có điều mọi người hoặc không biết hoặc biết nhưng bỏ qua, đó là chất béo chuyển hóa trong thực phẩm gây tác hại đến cơ thể.
Khái niệm chất béo chuyển hóa càng ngày càng phổ biến và được nhiều người biết hơn. Nếu bạn để ý đến sức khỏe thì chắc không còn xa lạ với khái niệm và những thực phẩm có chất béo này. Chất béo chuyển hóa có mặt trong những sản phẩm chế biến sẵn. Vì sao chất béo chuyển hóa lại có hại? Bài viết này sẽ giải thích để bạn hiểu rõ về chất béo chuyển hóa.
Khi bạn có cái nhìn tổng thể về chất béo, bạn sẽ phân biệt được chất béo tốt và chất béo xấu. Chất béo chuyển hóa hay axit béo chuyển hóa cũng là một dạng chất béo không bão hòa. Chất béo chuyển hóa có hai dạng chất béo chuyển hóa tự nhiên và chất béo chuyển hóa nhân tạo.
Chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong những loại thịt sữa của động vật nhai lại như bò, dê, cừu. Chất béo này có trong sữa khoảng từ 2 - 6% và trong mỗi lát thịt có từ 3 - 9%. Chất béo này được hình thành do quá trình tự nhiên khi vi khuẩn trong dạ dày động vật tiêu hóa cỏ sinh ra.
Nhắc đến chất béo chuyển hóa nhân tạo hay còn gọi là chất béo công nghiệp thì được coi là chất béo có hại cho sức khỏe. Những loại chất béo này chúng ta có thể tìm thấy nhiều trong những những thực phẩm và thức ăn nhanh được chiên, nướng ngập dầu. Chất béo này được tạo nên bởi mỡ và dầu đã qua tinh chế hoặc dầu hydro hóa. Chất béo chuyển hóa nhân tạo giúp sản phẩm bắt mắt và ngon hơn đồng thời để được lâu hơn.
Chất béo chuyển hóa được cho là có hại cho sức khỏe con người nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất béo chuyển hóa làm giảm nồng độ của cholesterol tốt và làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể người sử dụng. Chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch và đột quỵ.
Chất béo chuyển hóa được cho là bản thân chứa rất ít chất béo có lợi (HDL). Vì vậy nếu dư thừa chất béo chuyển hóa thì sẽ không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Nếu dư thừa nhiều chất béo chuyển hóa và lâu dài sẽ gây ra vấn đề về sức khỏe. Loại chất béo này được đánh giá là tệ hơn rất nhiều chất béo bão hòa. Thậm chí, chất béo chuyển hóa này cũng làm tăng nguy cơ dị ứng ở trẻ em và mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ thì nên hạn chế chất béo chuyển hóa mỗi người mỗi ngày không nên sử dụng nhiều hơn 1% tổng lượng calo. Nếu mỗi ngày nạp 2000 calo thì chỉ nên ăn ít hơn 2g chất béo chuyển hóa. Như vậy có thể nói rằng để đảm bảo sức khỏe thì không nên sử dụng chất béo chuyển hóa.
Chất béo chuyển hóa có hại cho tim mạch đã được nhiều nghiên cứu chỉ ra. Kể cả chất béo chuyển hóa và chất béo nhân tạo khi sử dụng nhiều đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những người dùng nhiều chất béo xấu thay vì những loại chất béo tốt có lợi cho sức khỏe thì đều trải qua quá trình tăng chỉ số cholesterol có hại. Cơ thể rất khó đào thải chất béo chuyển hóa. Vì vậy nếu ăn nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ dư thừa gây nên tình trạng béo phì và kéo theo đó là bệnh tim mạch tiểu đường…
Mối quan hệ giữa các loại chất béo chuyển hóa (chất béo trans) và bệnh tiểu đường chưa được rõ ràng. Chất béo dạng trans là gì? Có thể hiểu trans fat có tên gọi phổ biến là chất béo chuyển hóa, đôi khi được gọi là axit béo dạng trans. Trans fat là một dạng chất béo không bão hoà (unsaturated fat).
Nếu nữ giới tiêu thụ nhiều chất béo trans có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn tới 40%. Đây là kết quả của nghiên cứu dựa trên 80.000 phụ nữ tham gia. Ở nghiên cứu khác thì lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa lượng chất béo xấu này và bệnh tiểu đường.
Ở một nghiên cứu ở khỉ trong 6 năm với chế độ ăn nhiều chất béo chiếm 8% lượng calo kết quả là tăng mỡ bụng và tình trạng kháng insulin, fructosamine, một chất đánh dấu lượng đường trong máu cao.
Chất béo trans được cho là có khả năng làm hỏng lớp nội mạc (lớp lót bên trong của các mạch máu). Kết quả nghiên cứu ngắn trong 4 tuần khi sử dụng chất béo trans thay thế chất béo bão hòa đã làm lượng cholesterol HDL tốt giảm 21%. Đồng thời sự giãn nở của động mạch bị suy giảm 29%. Ở một nghiên cứu khác, việc ăn chất béo xấu dẫn tới các dấu hiệu rối loạn chức năng nội mô cũng tăng theo. Hiện các nghiên cứu về mối liên quan giữa chất béo trans và bệnh ung thư còn khá ít. Một nghiên cứu quy mô lớn về sức khỏe, những chuyên gia phát hiện việc hấp thụ chất béo trans thời kỳ trước khi mãn kinh có liên quan đến bệnh ung thư vú sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng chưa đủ bằng chứng cho thấy chất béo trans có liên quan đến các loại bệnh ung thư.
Việc hạn chế chất béo chuyển hóa sẽ có lợi cho sức khỏe. Bởi vì đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có thể dẫn tới bệnh tim mạch, tiểu đường…
Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thực phẩm có loại chất béo này, vậy làm sao để hạn chế? Bạn có thể hạn chế những thức ăn như khoai tây chiên, bỏng ngô đóng gói, bán ránh, gà rán, bánh quy, bánh ngọt, vỏ bánh pizza, bơ thực vật… Trước khi dùng sản phẩm đóng gói sẵn, bạn nên đọc kỹ thành phần có chất béo chuyển hóa không.
Nếu muốn tránh sử dụng chất béo chuyển hóa bạn nên sử dụng các loại dầu thực vật, thực phẩm có chứa chất béo bão hòa đơn. Hoặc có thể sử dụng chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu hạt cải, cá hồi, cá thu, các trích… Cách tốt nhất chúng ta nên chọn chế độ ăn lành mạnh hạn chế chất béo. Nên lưu ý nếu như đồ hộp có ghi ít chất béo chuyển hóa thì cũng nên hạn chế sử dụng.
Như vậy chúng ta đã hiểu chất béo chuyển hóa tác động không tốt đến sức khỏe. Vì vậy cách lựa chọn tốt nhất là hạn chế tối đa sử dụng chất béo dạng trans. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.