Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp?

Ngày 12/05/2024
Kích thước chữ

Chỉnh nha là một trong những phương pháp điều trị nhằm khắc phục các sai lệch khớp cắn như hô, móm,... giúp bạn có nụ cười tỏa sáng. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn giải đáp vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp.

Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp? Liệu đây có phải là một biến chứng hiếm gặp trong quá trình chỉnh nha hay không? Mời bạn đón đọc bài viết bên dưới để có câu trả lời chi tiết nhất nhé.

Các giai đoạn trong quá trình niềng răng

Có 5 giai đoạn niềng răng nhất định bạn sẽ phải trải qua:

  • Giai đoạn tách kẽ răng: Khi bắt đầu quá trình niềng răng, bác sĩ có thể sẽ cần tạo ra các khoảng trống giữa các răng để thuận tiện cho việc răng di chuyển. Giai đoạn này có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu, nhưng thường ở mức độ chấp nhận được.
  • Giai đoạn nhổ răng trước khi niềng: Trong một số trường hợp, việc nhổ răng trước khi niềng là cần thiết để tạo ra không gian cho răng di chuyển. Đây thường là giai đoạn mà nhiều người lo sợ, nhưng bác sĩ thường sẽ tiến hành tiêm thuốc tê để giảm đau cho bạn.
  • Giai đoạn đầu đeo khí cụ: Khi bắt đầu đeo khí cụ niềng răng, khoang miệng của bạn sẽ cảm thấy lạ, không thoải mái. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiệt miệng và khó chịu, có thể cần một thời gian để bạn quen với khí cụ.
Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp? 1
Khi bạn đầu đeo khí cụ niềng răng, khoang miệng của bạn sẽ không thoải mái
  • Giai đoạn siết răng định kỳ: Siết răng định kỳ là một phần quan trọng của quá trình niềng răng để duy trì áp lực lên răng và giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Mỗi lần siết răng có thể gây ra cảm giác đau, nhưng thường sẽ giảm đi sau vài ngày.

Nắn chỉnh răng có đau hay không phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật, kinh nghiệm của bác sĩ. Do đó, việc lựa chọn một nha khoa uy tín là rất quan trọng. Đọc tiếp để tìm hiểu tình trạng sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp bạn nhé!

Răng cụp là răng như thế nào?

Răng cụp là một tình trạng sai lệch khớp cắn cần được điều chỉnh bằng phương pháp chỉnh nha. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này lại xuất hiện như một biến chứng của quá trình chỉnh nha.

Răng cụp có đặc điểm chính là răng mọc nghiêng vào trong, không đặt đúng trục so với các răng xung quanh. Điều này khiến cho chân răng không nằm hoàn toàn trong xương, gây ra nhiều vấn đề về chức năng và thẩm mỹ của răng miệng.

Các đặc điểm của răng cụp bao gồm:

  • Răng quặp vào trong: Trục của răng cụp thường hướng vào bên trong, khiến cho việc tiếp xúc giữa răng cửa trên và răng cửa dưới không đúng, dẫn đến mòn, hư hỏng răng.
  • Chân răng lồi ra ngoài: Chân răng của răng cụp thường không nằm hoàn toàn trong xương, mà thường lồi ra ngoài, tiếp xúc với phần xương vỏ cứng.
Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp? 2
Răng cụp gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ 

Răng cụp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng và cũng như tính thẩm mỹ.

Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp?

Nguyên nhân và các biện pháp phòng tránh tình trạng sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp là một chủ đề quan trọng đối với những người đang trong quá trình điều trị nha khoa. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể có thể gây ra hiện tượng cụp răng và các biện pháp phòng tránh:

  • Đóng khoảng sau nhổ răng giảm hô: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cụp răng là khi nha sĩ sử dụng lực kéo mạnh hoặc không kiểm soát khi nhổ răng. Sử dụng dây cung mềm làm đường trượt cũng có thể gây ra tình trạng này. Theo đó, nha sĩ cần phải kiểm soát lực kéo và sử dụng các công cụ phù hợp để đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra một cách an toàn, hiệu quả.
  • Di chuyển răng tịnh tiến: Di chuyển răng tịnh tiến là một phần quan trọng của quá trình chỉnh nha, nhưng nếu không kiểm soát được lực kéo có thể dẫn đến tình trạng cụp răng. Khi răng được kéo mạnh mà không có sự đồng nhất giữa thân răng, chân răng, có thể xảy ra hiện tượng răng bị cụp vào trong. 
Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp? 3
Vì sao sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp?
  • Sử dụng lực kéo khi dây cung chưa đủ cứng: Kéo dây cung quá căng trong khi dây cung chưa đủ cứng, có thể làm cong dây cung và gây ra hiện tượng cụp răng. Đảm bảo rằng dây cung đã đủ cứng trước khi dùng lực kéo. Nha sĩ cần phải kiểm tra, điều chỉnh dây cung theo thời gian để đảm bảo tính đồng nhất và hiệu quả của quá trình điều trị.
  • Sử dụng chun chuỗi đóng khoảng không kiểm soát: Việc sử dụng chun chuỗi để kéo đóng khoảng không kiểm soát cũng có thể dẫn đến hiện tượng cụp răng, đặc biệt nếu lực kéo không được điều chỉnh đúng cách. 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tình trạng sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp. Hy vọng rằng thông qua bài viết này của Nhà thuốc Long Châu, bạn đã có thêm kiến thức về lĩnh vực nha khoa, giúp bạn nhận biết và hiểu rõ hơn về tình trạng của chính mình. Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu nào không bình thường liên quan đến răng của mình, đừng ngần ngại trò chuyện với bác sĩ của bạn để họ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời trước khi kết thúc quá trình điều trị.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin