Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thức đêm có làm tăng lượng đường trong máu không? Thức khuya có bị tiểu đường không? Thói quen này gây ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nhiều người thắc mắc rằng liệu thói quen thức khuya có bị tiểu đường không? Đã có nghiên cứu nào chứng minh mối liên hệ mật thiết giữa bệnh tiểu đường và việc thức khuya hay không? Có thể nói rằng, thói quen thức khuya không chỉ để lại nhiều tác hại xấu cho cơ thể, mà còn tăng nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này từ các phân tích trong bài.
Đôi lần trong đời của chúng ta sẽ rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hoặc không có thời gian để ngủ. Tình trạng này lặp lại liên tục sẽ rất dễ khiến suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ và khả năng tư duy. Thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến việc cơ thể phải "đối mặt" với vô số căn bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh tiểu đường.
Khi thiếu ngủ hoặc không ngủ đủ giấc, quá trình sản sinh Insulin sẽ gặp nhiều cản trở, dẫn đến nồng độ Insulin giảm nhanh chóng. Insulin là một hoạt chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Khi nồng độ Insulin giảm sẽ khiến hội chứng chuyển hóa xuất hiện nhiều vấn đề, đường huyết không ổn định dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Theo như kết quả nghiên cứu trên 1620 người từ 47 tuổi đến 59 tuổi ở Hàn Quốc, trong đó có 480 người dậy sớm, 95 người thức khuya và 1045 người ở giữa hai nhóm này. Kết quả đã cho thấy rằng, số người thức khuya có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và rối loạn trao đổi chất cao hơn 1,7 lần so với 2 hai nhóm còn lại. Họ sẽ đối mặt với nhiều biểu hiện xấu của sức khỏe như cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, mức Cholesterol xấu cao,... Những biểu hiện này đều dễ khiến họ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.
Ngoài việc gây ra bệnh tiểu đường, thức khuya còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Một nghiên cứu đã thực hiện trên 15 thanh niên có độ tuổi trung bình là 23 tuổi trong vòng 2 ngày. Họ sẽ ngủ hơn 8 tiếng trong ngày đầu tiên. Sang đến ngày thứ 2, một nửa sẽ không ngủ cả đêm và một nửa sẽ ngủ hơn 8 tiếng. Họ được tiến hành lấy mẫu mô của mỡ dưới da và cơ xương để kiểm tra mức độ biểu hiện của gen, Protein. Kết quả cho thấy rằng nhóm người không ngủ cả đêm thứ hai có các dấu hiệu bất thường trong trao đổi chất, mô xương giảm, kích thích tích tụ chất béo.
Điều này đã chứng minh rằng, việc thức khuya là một "sát thủ" ngầm tàn phá cơ thể. Một số tác hại của thói quen thức khuya thường xuyên:
Nếu không may mắn mắc bệnh tiểu đường, thì bạn cần phải duy trì thói quen sống lành mạnh, tập ngủ sớm, ăn uống khoa học, tập thể thao đều đặn để kiểm soát tốt bệnh tình. Để giảm tình trạng thức khuya khiến bệnh tiểu đường diễn biến nặng, trước khi ngủ bạn nên làm những việc sau:
Việc kiểm tra đường huyết là điều cần thiết mỗi ngày của bệnh nhân tiểu đường. Thói quen này sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường trong máu. Đồng thời, bác sĩ điều trị cũng sẽ dễ dàng hơn khi kê toa thuốc và đưa ra những cách chữa trị khác. Họ cũng sẽ biết rõ được tình trạng hiện tại của bạn có đáp ứng tốt với đơn thuốc đang điều trị không, nồng độ đường huyết có giảm tốt không. Thường thì chỉ số đường huyết lý tưởng là dao động trong khoảng từ 90mg/dL đến 150 90mg/dL.
Khi bạn ăn quá no trước khi ngủ, lượng đường trong máu sẽ rất dễ tăng vào khoảng thời gian từ 2 giờ đến 8 giờ sáng. Nguyên nhân xuất phát từ việc ăn quá no thì cơ thể tiêu hóa không kịp, dẫn đến dư thừa Carbohydrate. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ nên ăn nhẹ trước khi ngủ. Bữa ăn nhẹ là những món giàu chất xơ, ít béo để cơ thể dễ tiêu hóa.
Cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia, chất kích thích,... đều là "khắc tinh" của bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, trước khi đi ngủ bạn nên tránh xa các thực phẩm này. Ngoài việc làm tăng calo, tăng lượng đường trong máu, các thực phẩm này còn khiến bạn khó ngủ. Giấc ngủ bị gián đoạn cũng là một trong những ảnh hưởng không tốt cho đường huyết của bạn.
Tóm lại, việc thức khuya sẽ gây nhiều tổn hại cho cơ thể, dễ khiến bạn bị tiểu đường và các bệnh lý nguy hiểm khác. Qua các nội dung trong bài, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Việc thức khuya có bị tiểu đường không?”. Hãy tập thói quen ngủ sớm và đúng giờ, nó không chỉ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật, mà còn giúp bạn luôn tỉnh táo vào ngày hôm sau, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.