Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên bởi bệnh thường hay được chẩn đoán ở những đối tượng là trẻ em và thanh niên. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không? Đây là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc, để giải đáp cho câu hỏi này thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé!
Tiểu đường tuýp 1 được coi là một bệnh lý mạn tính, bệnh xảy ra khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin (có vai trò kiểm soát đường huyết), vì vậy mà khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không? Câu trả lời đó chính là căn bệnh này có tính di truyền. Thông thường, nếu trong một gia đình mà cả bố mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng con cái cũng bị di truyền là khoảng 30%. Nếu chỉ có bố bị tiểu đường thì khả năng di truyền cho con cái là 4 - 6%, còn chỉ có mẹ bị tiểu đường thì tỷ lệ di truyền là ở khoảng 4% và 1% với những phụ nữ trên 25 tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy nguy cơ di truyền tiểu đường tuýp 1 ở mức thấp hơn nhiều so với tiểu đường tuýp 2 và tỷ lệ mắc bệnh do yếu tố di truyền không cao. Yếu tố di truyền chỉ chiếm khoảng 5 - 10% nguy cơ mắc bệnh, trong khi môi trường (như virus, nhiễm khuẩn, yếu tố miễn dịch) đóng vai trò quan trọng hơn.
Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, gen là yếu tố đóng vai trò trong việc gây nên bệnh lý này. Tuy vậy, gen lại không phải là tất cả nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường mà nó còn phụ thuộc tới cả chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ di truyền của bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể kể đến như:
Nhiều bằng chứng đã cho thấy rằng, hệ thống miễn dịch có liên quan tới bệnh tiểu đường tuýp 1 và đây cũng được xem là một bệnh miễn dịch. Trong đó, có hơn 90% bệnh nhân khởi phát bệnh trước 20 tuổi. Đồng thời, trong khi chẩn đoán, các bác sĩ cũng phát hiện bệnh nhân có các tự kháng thể trong huyết thanh kháng với một số protein kháng nguyên.
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được cho là gây ra bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố di truyền, môi trường, miễn dịch và tình trạng nhiễm khuẩn. Ban đầu, thường người bệnh (những ai có cơ địa di truyền nhạy cảm với tiểu đường tuýp 1) sẽ có các tế bào beta tụy bình thường, tuy nhiên sau đó họ nhiễm một bệnh làm phòng thích những tự kháng nguyên mà cơ thể không dung nạp hoặc gây ra sự phản ứng chéo giữa kháng nguyên lạ với kháng nguyên tự thân.
Sau khi qua giai đoạn đầu, giai đoạn nhận diện các kháng nguyên đảo tụy, thông qua hiện tượng viêm thì đáp ứng miễn dịch sẽ bắt đầu phá hủy tế bào beta và bộ lộ các kháng nguyên khác của tế bào beta. Theo đó, đáp ứng miễn dịch lan rộng ra làm cho hệ thống miễn dịch nhận diện thêm những tự kháng nguyên của tế bào beta rồi tạo ra thêm nhiều tự kháng thể chống lại tế bào beta. Sự tập trung của những tế bào lympho ở đảo tụy gây ra viêm đảo tụy. Sau khi tế bào beta bị phá hủy đi hoàn toàn thì những đảo tụy sẽ teo lại, những tự kháng thể lưu hành cũng từ từ biến mất.
Một số kháng nguyên nằm ở trên tế bào đảo tụy như GAD - Glutamic acid decarboxylase giống với protein của tác nhân gây bệnh (như virus Coxsackie). Do đó, đáp ứng miễn dịch tự miễn sẽ gây viêm và làm tổn thương tế bào beta trong thời gian dài. Giai đoạn đầu, quá trình dung nạp glucose sẽ vẫn bình thường, tuy nhiên những dấu ấn miễn dịch đã bắt đầu xuất hiện trong máu.
Tình trạng cơ thể cần lượng insulin cao đột ngột như khi bị nhiễm trùng hoặc khi dậy thì là một yếu tố khiến tiểu đường lâm sàng xuất hiện, sau đó bệnh lại dần ổn định. Cuối cùng, khi các tế bào beta bị phá hủy hoàn toàn thì người bệnh sẽ luôn cần insulin để duy trì sự sống.
Sinh ra các kháng kể là một phản ứng tự nhiên và cần thiết của hệ thống miễn dịch khi những mối đe dọa từ bên ngoài xuất hiện. Tuy vậy, sự hiện diện của các tự kháng thể cho thấy đang có phản ứng tự miễn dịch chống lại chính tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.
Thông thường, những triệu chứng lâm sàng của bệnh tiểu đường tuýp 1 bắt đầu xuất hiện khi có khoảng 75 - 90% tế bào beta bị tổn thương. Thời gian từ khi khởi đầu phản ứng kháng nguyên kháng thể đến khi xuất hiện các triệu chứng là từ 1 đến 5 năm đối với trẻ nhỏ và thiếu niên, đối với người trưởng thành có thể hơn 10 năm.
Một số yếu tố khác có thể kể đến như:
Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền không?” và những yếu tố tác động đến nguy cơ di truyền. Hy vọng qua đó đã giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này và có cách phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.