Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm da đầu có mủ là bệnh da liễu mãn tính thường xuất hiện nhiều vào mùa hè, khi thời tiết nóng và oi bức. Bệnh có thể xảy ra cho bất cứ ai nên nếu chúng ta biết cách chủ động trong việc điều trị và phòng ngừa sẽ không căn bệnh này làm phiền.
Bệnh viêm đầu có mủ rất dễ mắc phải cũng như dễ tái phát khi vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi, như thời tiết nóng bức, chảy mồ hôi nhiều, vệ sinh kém, lối sống thiếu khoa học,... Với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều trị đơn giản nhưng nếu để kéo dài, tiến triển nặng cần phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị khiến cho thời gian điều trị kéo dài.
Viêm da đầu có mủ là tình trạng viêm nhiễm phổ biến gây ảnh hưởng đến nhiều người, đặc biệt là trong những tháng hè nắng nóng. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn phát triển mạnh trên da đầu, dẫn đến viêm nhiễm và hình thành mụn mủ gây khó chịu, thậm chí đau đớn cho người bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da đầu có mủ chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào da đầu, lợi dụng điều kiện như đổ mồ hôi nhiều do thời tiết nắng nóng để phát triển và gây bệnh. Các yếu tố chẳng hạn như thường xuyên nhổ tóc bạc, dụng cụ nhổ tóc bạc không sạch, da đầu tiếp xúc lâu với nước ấm cũng như việc thực hành vệ sinh kém có thể góp phần vào sự phát triển của tình trạng viêm da đầu có mủ.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh da liễu này bao gồm xuất hiện mụn nhỏ trên da đầu, sau có thể tiến triển thành các cụm lớn hơn, đầy mủ. Những người mắc bệnh viêm da đầu có mủ thường cảm thấy da đầu đổ mồ hôi nhiều hơn, tóc bết dính, cùng với cảm giác đau và nhức ở những vùng da đầu bị ảnh hưởng.
Viêm da đầu có mủ tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên triệu chứng của bệnh sẽ gây ra cảm giác khó chịu, gây cản trở trong công việc lẫn cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, khi bệnh ở tình trạng nặng, mụn mủ vỡ ra hình thành các mảng trên đầu.
May mắn là viêm da đầu có mủ hiện nay có thể áp dụng các phương pháp điều trị, bao gồm cả Tây y lẫn Đông y để giúp bệnh nhân cải thiện và kiểm soát bệnh viêm da nhanh chóng. Tùy vào mức độ cụ thể của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Thuốc Corticosteroid, chẳng hạn như Dexamethasone và Hydrocortisone, rất hiệu quả trong việc chống viêm da đầu có mủ. Đối với những trường hợp nhẹ, những loại thuốc này có thể được bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm, mang lại tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Sử dụng liên tục trong vòng 2 đến 6 tuần dưới sự chỉ định của bác sĩ sẽ mang lại kết quả khả quan.
Trong trường hợp nặng, cần dùng thuốc corticosteroid mạnh hơn, liên tục trong 2 tuần, sau đó ngưng khoảng 1 tuần rồi tiếp tục dùng thuốc để điều trị tiếp. Như vậy sẽ giúp tránh các tác dụng phụ không mong muốn trong khi điều trị cho bệnh nhân.
Ngoài phương pháp dùng thuốc tây, bệnh nhân viêm da đầu có mủ có thể kết hợp dùng các loại dầu gội kháng nấm. Việc thay đổi loại dầu gội theo hướng dẫn của bác sĩ có thể sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể.
Các loại dầu gội chống nấm như Selenium sulfide, dầu gội Ketoconazole 2% và Zinc pyrithione được sử dụng phổ biến. Bệnh nhân nên dùng dầu gội kháng nấm 2 - 3 lần/tuần để đảm bảo hiệu quả điều trị. Những loại dầu gội này không chỉ mang lại tác dụng chữa bệnh mà còn duy trì sức khỏe da đầu và ngăn ngừa tái phát.
Không mang lại hiệu quả nhanh chóng, tức thì như Tây y nhưng phương pháp Đông y lại có khả năng giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Theo Đông y, nguyên nhân gây viêm da đầu có thể do các yếu tố bên ngoài như gió, nhiệt xâm nhập vào cơ thể. Trường hợp viêm đầu có mủ hoặc có mụn nước thì ngoài yếu tố gió. nhiệt còn có thêm yếu tố thấp. Các bài thuốc Đông y sẽ điều trị toàn diện, giúp loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh, nhờ đó triệu chứng cũng sẽ dần dần thuyên giảm.
Dựa trên tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ Đông y đưa ra các bài thuốc điều trị phù hợp. Với tình trạng da dầu ngứa ngáy, bệnh nhân sẽ dùng bài thuốc có tính khu phong, nếu có hiện tượng nhiễm trùng, lở loét do nhiệt thì áp dụng bài thuốc có tính thanh nhiệt. Riêng với tình trạng viêm da đầu có mủ, mụn nước thì trong Đông y sẽ cho bệnh nhân dùng bài thuốc trừ thấp.
Mặc dù các phương pháp điều trị bằng Đông y cần nhiều thời gian hơn Tây y nhưng chúng mang lại kết quả lâu dài và ngăn ngừa tái phát. Những phương thuốc từ các loại thảo dược rất an toàn, không có tác dụng phụ nguy hiểm thường thấy ở các loại thuốc tổng hợp.
Việc lựa chọn chế độ ăn uống và hoạt động hàng ngày của chúng ta có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là khi giải quyết các tình trạng da liễu mãn tính như viêm da đầu có mủ. Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn không chỉ kiểm soát các triệu chứng mà còn ngăn ngừa các đợt bệnh viêm da đầu có mủ bùng phát trong tương lai.
Tăng cường rau xanh và trái cây tươi
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, những loại trái cây tươi có tác dụng giúp tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể chúng ta, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành.
Protein tốt cho sức khỏe
Bổ sung cho cơ thể các loại protein tốt cho sức khỏe, bao gồm thịt nạc, cá và ngũ cốc. Các loại thực phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái tạo da và hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
Tăng cường bổ sung chất
Những chất bổ sung như vitamin B3, B6, kẽm và nhóm vitamin H đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da đầu của bạn và chống viêm.
Uống đủ nước mỗi ngày
Giữ đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Nước giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể, thúc đẩy môi trường da đầu khỏe mạnh và giảm viêm.
Tránh thực phẩm và sản phẩm gây kích ứng
Tránh xa những thực phẩm có thể gây kích ứng cơ thể như hải sản, các món cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích. Những thức ăn này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm
Không dùng sữa tắm chứa hóa chất
Các sản phẩm chứa nhiều hóa chất có thể làm trầm trọng thêm tình trạng kích ứng, cản trở quá trình kiểm soát tình trạng viêm da đầu của bạn. Do đó, tốt nhất là bạn chọn những sản phẩm tắm không chứa hóa chất mạnh.
Vệ sinh thường xuyên
Giữ vệ sinh tốt bằng cách tắm thường xuyên để giúp loại bỏ vi khuẩn trên da, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Hạn chế sử dụng mũ
Mặc dù mũ có thể rất phong cách nhưng đội mũ quá nhiều có thể làm tắc nghẽn da đầu, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Cho da đầu của bạn có không gian để thở bằng cách hạn chế sử dụng mũ nhé.
Tóm lại, bệnh viêm da đầu có mủ khá phổ biến, ai cũng có thể mắc phải. Do đó, chủ động phòng ngừa là cách tốt nhất để bệnh không làm phiền cuộc sống chúng ta. Bằng cách luôn quan tâm, chăm sóc cơ thể đúng cách, phát hiện sớm triệu chứng để có biện pháp điều trị sớm. Bên cạnh đó, thiết lập và duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh chính là chìa khóa để bạn có được một cuộc sống khỏe mạnh, không bệnh tật.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.