Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Ngày 21/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Theo ước tính, khoảng 10 - 20% dân số mắc virus viêm gan B, với tỷ lệ nhiễm ở phụ nữ mang thai dao động từ 10 - 16%. Để ngăn chặn nguy cơ truyền virus viêm gan B từ mẹ sang con, Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế khuyến nghị tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào? Cùng theo dõi câu trả lời dưới đây!

Viêm gan B là một căn bệnh nghiêm trọng gây tổn hại cho tế bào gan và có thể dẫn đến nhiều biến chứng như ung thư gan, viêm gan mạn tính, xơ gan. Đặc biệt, bệnh càng trở nên nguy hiểm hơn khi xảy ra ở trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, việc tiêm phòng viêm gan B sớm cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào? Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ tới bạn vấn đề này.

Tại sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh?

Viêm gan B là một bệnh gây viêm và hoại tử tế bào gan, có thể trở thành mãn tính và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan và ung thư gan trên toàn thế giới. Virus viêm gan B là tác nhân chính gây ra căn bệnh này. Hàng năm, ít nhất một triệu người tử vong do các bệnh gan liên quan đến virus viêm gan B.

Lây truyền từ mẹ sang con là một trong những con đường chính để virus viêm gan B lây lan. Trong thời kỳ mang thai, sự trao đổi chất giữa mẹ và con diễn ra qua nhau thai, nơi mà máu của mẹ và con không tiếp xúc trực tiếp, nên sự lây nhiễm ít khi xảy ra. Tuy nhiên, virus chủ yếu lây truyền trong quá trình sinh đẻ, khi tử cung và các mạch máu co thắt, làm cho máu của mẹ và con tiếp xúc với nhau, hoặc khi trẻ đi qua âm đạo của mẹ.

Nếu người mẹ có cả HBsAg và HbeAg dương tính, 70 - 90% trẻ sinh ra sẽ bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu mẹ chỉ có chỉ số HBsAg dương tính và HbeAg âm tính, tỷ lệ nhiễm ở trẻ là 10 - 40%. Ngoài ra, những người trong gia đình hoặc người chăm sóc nhiễm viêm gan B cũng có thể lây truyền virus cho trẻ qua các vết xước hoặc khi trẻ tiếp xúc với máu bị nhiễm.

Nhiễm virus viêm gan B từ nhỏ đặt ra một mối đe dọa lớn cho sức khỏe lâu dài của trẻ. Người nhiễm virus viêm gan B càng sớm thì nguy cơ phát triển các bệnh gan càng cao. Theo nghiên cứu, 80 - 90% trẻ nhiễm virus viêm gan B trong năm đầu đời sẽ bị viêm gan mạn tính, có nguy cơ cao mắc xơ gan và ung thư gan sau này,và sẽ trở thành nguồn lây nhiễm virus chính cho cộng đồng. Chính vì thế, viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào là vấn đề được tất cả các bậc phụ huynh quan tâm.

Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B, là biện pháp hiệu quả để bảo vệ trẻ khỏi một trong những nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe cộng đồng. Vắc-xin viêm gan B có thể được tiêm cùng ngày với các loại vắc-xin khác mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch và sức khỏe của trẻ.

Viêm gan b sơ sinh tiêm khi nào? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh 1
Trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B sẽ vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe

Vắc-xin viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào?

Về vấn đề viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào thì việc tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh nên được thực hiện càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Tiêm vắc-xin trong khoảng thời gian này có thể bảo vệ 85 - 90% trẻ khỏi nguy cơ nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Nếu tiêm muộn hơn, từ 24 đến 48 giờ sau sinh, hiệu quả bảo vệ giảm xuống chỉ còn 50 - 57%.

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B trong những giờ đầu sau khi sinh giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể chống lại virus viêm gan B đang có nguy cơ xâm nhập do quá trình sinh nở. Đây là một biện pháp quan trọng và cần thiết để bảo vệ trẻ vì nếu không được tiêm vắc-xin kịp thời, trẻ gần như không có khả năng chống lại virus này.

Viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào? Ngay cả khi mẹ có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính, việc tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh vẫn là cần thiết. Có khả năng kết quả xét nghiệm của mẹ không chính xác, mẹ có thể bị âm tính giả hoặc nhiễm một chủng virus viêm gan B đột biến mà xét nghiệm máu không phát hiện được. Trẻ cũng có thể nhiễm virus từ nhân viên y tế hoặc người chăm sóc bị nhiễm viêm gan B. Nếu mẹ dương tính với HBsAg, cần tiêm cả vắc-xin và huyết thanh kháng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh, tốt nhất là trong 12 giờ đầu, để đảm bảo hiệu quả bảo vệ cao nhất.

Tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh được coi là "thời điểm vàng". Một mũi tiêm đơn giản nhưng mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Viêm gan B ở trẻ sơ sinh thường không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, và bệnh có thể phát triển âm thầm, chỉ biểu hiện thành xơ gan hoặc ung thư gan sau nhiều năm.

Viêm gan b sơ sinh tiêm khi nào? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh 2
Nhiều cha mẹ thắc mắc viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào?

Khi nào nên hoãn tiêm vắc-xin phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu?

Ở phần trên chúng ta đã biết viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào? Việc tiêm vắc-xin phòng viêm gan B trong 24 giờ đầu sau khi sinh là rất quan trọng nhưng có một số trường hợp cần hoãn tiêm theo quy định tại quyết định 2470/QĐ-BYT về khám sàng lọc trước tiêm chủng ban hành ngày 14/6/2019. Các trường hợp hoãn tiêm bao gồm:

  • Trẻ cần được chăm sóc cấp cứu hoặc có nhiệt độ sốt ≥ 37.5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35.5°C (nhiệt độ đo ở nách). Trong trường hợp này, việc tiêm chủng nên được thực hiện khi sức khỏe của trẻ đã ổn định.
  • Trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi thai. Việc tiêm vắc-xin phòng viêm gan B sẽ được thực hiện khi trẻ đủ 28 tuần tuổi (bao gồm cả tuổi thai).
  • Trẻ có cân nặng dưới 2000g và mẹ có kết quả xét nghiệm HBsAg âm tính. Nếu mẹ có HBsAg dương tính hoặc không được xét nghiệm, vắc-xin phòng viêm gan B vẫn cần được tiêm cho trẻ.
  • Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh kèm theo tăng áp lực động mạch phổi (≥ 40mmHg).

Trong những trường hợp này, thắc mắc viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào và việc tiêm vắc-xin cần được điều chỉnh phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể của trẻ để đảm bảo an toàn và hiệu quả bảo vệ.

Viêm gan b sơ sinh tiêm khi nào? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh 3
Không nên tiêm viêm gan B cho trẻ khi trẻ bị sốt

Những lưu ý khi tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B, trẻ có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ. Do đó, cha mẹ nên để trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe trước khi đưa trẻ về nhà. Khi về nhà, việc tiếp tục theo dõi sức khỏe của trẻ là rất quan trọng. Nếu xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Các phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm vắc-xin bao gồm:

  • Đỏ da hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm: Đây là triệu chứng không quá nguy hiểm và sẽ tự hết. Cha mẹ nên tránh chạm hoặc đè lên vết tiêm và không nên chườm hay bôi bất kỳ loại thuốc nào lên đó.
  • Sốt nhẹ và quấy khóc: Nếu trẻ sốt nhẹ, cha mẹ có thể làm mát cho bé bằng cách cho bú thêm sữa, lau mát cơ thể và đắp ít chăn hoặc cởi bớt quần áo cho bé. Nếu trẻ sốt trên 38,5°C, có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt chứa paracetamol với liều lượng phù hợp theo cân nặng và chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp đã dùng thuốc hạ sốt nhưng tình trạng không cải thiện hoặc nếu trẻ sốt kéo dài nhiều ngày, quấy khóc liên tục, khó thở, lờ đờ, bỏ bú, tím tái hoặc có các phản ứng phụ bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Viêm gan b sơ sinh tiêm khi nào? Những lưu ý khi tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh 4
Cha mẹ cần theo dõi sát sao sau khi trẻ tiêm vắc-xin viêm gan B

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin quan trọng về thời điểm tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về thắc mắc viêm gan B sơ sinh tiêm khi nào, từ đó chăm sóc tốt hơn cho con em mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin