Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?

Ngày 26/03/2022
Kích thước chữ

Để điều trị viêm khớp cổ tay thì việc lựa chọn sử dụng các loại thuốc phù hợp đóng vai trò rất quan trọng. Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì? Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý mà mỗi người nên lựa chọn các loại thuốc điều trị phù hợp.

Muốn được giải đáp thắc mắc “Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?”, bạn hãy theo dõi nội dung chi tiết ở phần bài viết dưới đây.

Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?

Thuốc corticoid 

Theo đó, một số loại thuốc corticoid được sử dụng để điều trị viêm khớp cổ tay phải kể đến như prednisolone, methylprednisolone, dexamethasone… Các loại thuốc này được bào chế ở dạng tiêm, dạng viên nén với những tên gọi biệt dược khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, thời gian điều trị cũng như trường hợp của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc với liều dùng phù hợp.

Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?1 Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?

Mặc dù thuốc corticoid được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm khớp cổ tay nhưng loại thuốc này cũng đem lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như gây ra các vấn đề về tim mạch, cơ thể mệt mỏi, thận bị tổn thương, dạ dày bị kích thích, chảy máu đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, mỏng da, nhiễm trùng, tăng huyết áp, teo da, tăng cân, làm tăng nguy cơ bị xuất huyết, khó ngủ…

Mặc dù vậy, không phải bất cứ người bệnh nào cũng có nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn này. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian dài thì những tác dụng phụ gặp phải sẽ càng lớn. Chính vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ thấp nhất có thể, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân liều dùng thấp nhất. Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thuốc chống loét đường tiêu hóa như vitamin D, canxi hoặc omeprazole để dự phòng nguy cơ bị loãng xương.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên có những lưu ý quan trọng khi ngưng dùng thuốc corticoid. Theo đó, bạn không nên ngừng thuốc đột ngột mà cần giảm liều từ từ theo sự chỉ định của các bác sĩ. Bởi lẽ, khi sử dụng corticoid trong một thời gian dài, loại thuốc này sẽ làm ức chế hoạt động tại tuyến vỏ thượng thận. Nếu dừng thuốc đột ngột, bệnh nhân sẽ rất có nguy cơ bị suy thượng thận cấp và rất dễ bị tử vong nếu như không được khắc phục kịp thời.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) 

Thuốc chống viêm không steroid là một trong số những loại thuốc được dùng để điều trị viêm khớp cổ tay. Theo đó, thành phần của thuốc thường không chứa nhân steroid và hoạt tính chống viêm. Theo đó, thuốc steroid được chia ra làm 2 nhóm chính đó là:

  • Nhóm ức chế chọn lọc COX - 2 như etoricoxib, celecoxib, meloxicam (mặc dù thuốc không gây tác dụng phụ cho hệ tiêu hóa nhưng cần thận trọng đối với những người mắc các bệnh lý về tim mạch).
  • Nhóm ức chế COX không chọn lọc như diclofenac, ibuprofen… (Loại thuốc này có khả năng gây tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa như thủng, loét, viêm ruột non, dạ dày tá tràng.

Chính bởi mỗi loại thuốc đều mang đến tác dụng phụ không mong muốn nên bệnh nhân nên sử dụng theo sự hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ. Mặc dù vậy, thuốc steroid có thể làm giảm những triệu chứng đau và viêm tại các khớp.

Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?2 Viêm khớp cổ tay

Khi sử dụng thuốc steroid, bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Chỉ nên dùng thuốc trong khoảng thời gian ngắn.
  • Nên cân nhắc về nguy cơ và lợi ích khi dùng thuốc steroid cho các đối tượng như phụ nữ đang mang thai, người già, người mắc bệnh lý về tim mạch, bệnh nhân bị suy thận, suy gan, có tiền sử mắc bệnh về dạ dày.
  • Bệnh nhân nên báo với bác sĩ khi gặp phải những tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu, xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày - tá tràng, phát ban, nhức đầu, phù nề, chóng mặt…

Chữa viêm khớp cổ tay bằng các bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cổ tay là phương pháp được đánh giá an toàn và tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị. Bệnh nhân có thể áp dụng các bài thuốc dân gian như sau:

Sử dụng rượu tỏi

Tỏi có tính ấm, vị cay, từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Khi kết hợp với rượu, hiệu quả của bài thuốc sẽ được tăng cường hiệu quả gấp đôi.

Nguyên liệu cần cho bài thuốc này là rượu gạo và tỏi. Sau khi bóc vỏ tỏi, bạn thái tỏi ra thành những lát nhỏ rồi cho tỏi vào trong bình thủy tinh. Sau đó, bạn cho thêm 450ml rượu gạo vào. Bạn ngâm hỗn hợp rượu và tỏi trong 15 ngày thì sẽ nhận thấy hỗn hợp chuyển sang màu vàng. Bệnh nhân uống hỗn hợp vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa viêm khớp cổ tay bằng rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể và điều trị các bệnh lý về xương khớp. Do đó, bài thuốc từ rau mồng tơi được rất nhiều người áp dụng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này là chân giò, rượu trắng, rau mồng tơi. Bạn rửa sạch rau mồng tơi và sơ chế chân giò cho sạch sẽ và chặt thành từng miếng rồi đem đi hầm cho thật kỹ. Bạn cho thêm 1 chút rượu và rau mồng tơi vào rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì?3 Chữa viêm khớp cổ tay bằng rau mồng tơi

Chữa viêm khớp cổ tay bằng muối rang gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau nhức rất hiệu quả. Trong khi đó, muối lại có tính sát trùng và sát khuẩn nhẹ. Kết hợp hai vị thuốc này, bạn sẽ có được cho mình bài thuốc trị đau xương khớp rất hiệu quả.

Sau khi cạo lớp vỏ gừng bên ngoài, bạn thái ra thành những lát mỏng rồi cho gừng vào trong chảo để rang cùng với một chút muối hạt. Bạn sử dụng hỗn hợp từ muối hạt và gừng để chườm lên vùng khớp cổ tay bị đau.

Viêm khớp cổ tay uống thuốc gì? Trên đây là một số loại thuốc mà bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh khi lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin