Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Viêm phế quản cấp: Giải đáp các câu hỏi thường gặp cùng bác sĩ Nguyễn Văn My

Đây là thời điểm chuyển giao mùa Thu sang Đông, thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ trao đổi căn bệnh thường mắc trong mùa này - Viêm phế quản cấp tính. Căn bệnh này đã được Bộ Y Tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị trong quyết định số 4235/BYT-QĐ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn My - Bác sĩ Chuyên khoa truyền nhiễm - hiện công tác tại trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Bác sĩ Nguyễn Văn My đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Hiện Bác sĩ Nguyễn Văn My đồng thời cũng là Nghiên Cứu Sinh chuyên ngành Y học Lâm sàng các Bệnh Nhiệt đới, tại Đại học Mahidol, Vương quốc Thái Lan.

Viêm phế quản có 2 dạng là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn tính. Bài viết này sẽ đề cập đến viêm phế quản cấp tính, đối với bệnh viêm phế quản mạn tính, sẽ được chia sẻ trong chuyên đề sắp tới.

viem-phe-quan-cap-tittle-1.png

Viêm phế quản cấp: Tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản ở người trước đó không có tổn thương. Bệnh khỏi hoàn toàn, không để lại di chứng.

Nguyên nhân: Thường do nhiễm vi rút (là căn nguyên chiếm khoảng 50% đến 90% tổng số ca bệnh), vi khuẩn hoặc cả hai loại hay 1 số ít trường hợp là do hít phải hơi - khí độc.

viem-phe-quan-cap-2.png
viem-phe-quan-cap-tittle-2.png

Một số dấu hiệu, triệu chứng cụ thể gồm:

  • Khởi phát bằng viêm long đường hô hấp trên với sốt nhẹ, viêm mũi họng (hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng), có thể viêm mũi mủ, viêm xoang, viêm Amidan, viêm tai giữa sau lan xuống khí - phế quản.
  • Người bệnh thường không sốt, một số trường hợp có sốt nhẹ, hoặc sốt cao.
  • Ho: Những ngày đầu thường có ho khan, có khi ho ông ổng, ho từng cơn, dai dẳng, cảm giác rát bỏng sau xương ức, khàn tiếng.
  • Khạc đờm: Đờm có thể màu trắng trong, hoặc đờm có màu vàng, xanh, hoặc đục như mủ.
  • Khám phổi: Thường bình thường, một số trường hợp thấy có ran ngáy, hoặc có thể cả ran rít.

viem-phe-quan-cap-tittle-3.png

Có thể chẩn đoán bệnh viêm phế quản cấp dựa vào các dấu hiệu lâm sàng như trên, hoặc cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

  • Chụp X quang Tim phổi.
  • Xét nghiệm máu: Thường bạch cầu và loại trung tính tăng cao, máu lắng tăng trong trường hợp do vi khuẩn.
  • Phân lập, nuôi cấy, PCR… để định danh căn nguyên.
viem-phe-quan-cap-3.png
viem-phe-quan-cap-tittle-4.png

Lưu ý: Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị.

Thuốc điều trị triệu chứng:

  • Terpin codein 15 - 30 mg/24 giờ hoặc Dextromethorphan 10 - 20 mg/24 giờ ở người lớn.
  • Nếu ho có đờm: Thuốc long đờm có Acetylcystein 200 mg x 3 gói/24 giờ.
  • Nếu có co thắt phế quản: Thuốc giãn phế quản cường β2 đường phun hít (Salbutamol,Terbutanyl) hoặc khí dung Salbutamol 5 mg x 2 - 4 nang/24 giờ hoặc uống Salbutamol 4 mg x 2 - 4 viên/24 giờ.

Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp đơn thuần ở người bình thường.

Chỉ định dùng kháng sinh khi:

  • Ho kéo dài trên 7 ngày.
  • Ho, khạc đờm mủ rõ.
  • Viêm phế quản cấp ở người có bệnh mạn tính nặng như suy tim, ung thư.

Chọn kháng sinh tùy thuộc mô hình vi khuẩn và tình hình kháng thuốc tại địa phương. Có thể dùng kháng sinh như sau:

  • Ampicillin, amoxicilin: Liều 3 g/24 giờ, hoặc
  • Amoxicillin + acid clavulanic; ampicillin + sulbactam: Liều 3 g/24 giờ, hoặc
  • Cephalosporin thế hệ 1: Cephalexin 2 - 3 g/24 giờ, hoặc
  • Cefuroxim 1,5 g/24 giờ, hoặc
  • Macrolid: Erythromycin 1,5 g ngày x 7 ngày, azithromycin 500 mg x 1 lần/ngày x 3 ngày (tránh dùng thuốc nhóm này cùng với thuốc giãn phế quản nhóm xanthin, thuốc nhóm IMAO).

Điều trị đặc hiệu bệnh lý ổ nhiễm trùng khác.

viem-phe-quan-cap-tittle-5.png

Như chúng ta đã biết, mỗi một loại thuốc bất kỳ đều có 2 mặt lợi ích và nguy cơ. Chúng ta sẽ chỉ sử dụng thuốc khi biết rõ lợi ích lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ. Với mỗi một loại thuốc khi sử dụng đều có thể có tác dụng phụ không mong muốn như dưới đây:

Thuốc kháng sinh

Amoxicillin + Acid clavulanic: Tiêu chảy, phát ban, ngứa.

Ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn, nôn, viêm da, vàng da ứ mật, tăng men gan.

Hiếm gặp: Phản vệ, phù Quincke, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da tróc vẩy, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm thận kẽ.

Cefalexin: Rối loạn tiêu hóa, phản ứng dị ứng.

Hiếm gặp: Giảm bạch cầu đa nhân trung tính. Tăng men gan, tăng bạch cầu ái toan, đau đầu, chóng mặt, viêm đại tràng giả mạc, viêm gan, viêm thận. Đề phòng với những người có dị ứng với Penicillin.

Cefuroxim: Thường nhẹ và ngắn ngày như rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa, viêm đại tràng giả mạc, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa eosine, sự gia tăng thoáng qua của các enzyme ở gan [ALT(SGPT) và AST (SGOT)]. Một phản ứng Coombs dương tính đã được báo cáo trong quá trình điều trị bằng cephalosporin.

Azithromycin: Buồn nôn, đau bụng, co cứng cơ bụng, nôn, đầy hơi, tiêu chảy.

/Standard size - 2 loại thuốc - tập trung tác dụng phụ thường gặp/

Thuốc giảm ho, long đờm

Terpin Codein: Nhẹ và thoáng qua: Táo bón, buồn nôn, nôn, chóng mặt, ngủ gật, co thắt phế quản, dị ứng da, ức chế hô hấp, buồn ngủ. Nguy cơ lệ thuốc khi quá liều, hội chứng cai nghiện khi ngưng thuốc đột ngột.

Dextromethorphan: Mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, co thắt phế quản, dị ứng da. Hiếm khi: Buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa.

Acetylcystein: Rất hiếm như rối loạn tiêu hóa, viêm miệng, ù tai.

Thuốc giãn phế quản: Rung nhẹ cơ xương đặc biệt ở bàn tay, đánh trống ngực và chuột rút cơ.

viem-phe-quan-cap-4.png
viem-phe-quan-cap-tittle-7.png

Để quá trình hồi phục nhanh hơn cần:

  • Loại bỏ yếu tố kích thích: Không hút thuốc, tránh khói bụi trong, ngoài nhà, môi trường ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh.
  • Điều trị các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, tình trạng suy giảm miễn dịch.
  • Ăn uống đủ năng lượng, cân đối thành phần đạm, đường, mỡ - chất béo, nhiều sinh tố và uống nhiều nước ấm để dễ khạc đờm.
  • Vệ sinh răng miệng tốt.
  • Chủ động tiêm ngừa vắc xin phòng Phế cầu, Cúm, đặc biệt khuyến cáo mạnh cho những người có bệnh phổi mạn tính, suy tim, cắt lách, tuổi trên 65. Với vắc xin Cúm nên tiêm nhắc hàng năm.
viem-phe-quan-cap-tittle-8.png

Để giảm nhẹ các triệu chứng, người bệnh cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Giữ ấm;
  • Bảo đảm đủ dinh dưỡng, bù đủ nước, điện giải.

Người bệnh viêm phế quản cấp có nên tập luyện các bài tập vận động mạnh không?

Trong giai đoạn điều trị viêm phế quản cấp, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tịnh dưỡng nhằm giúp quá trình bình phục nhanh hơn. Như vậy, việc tập luyện các bài tập vận động mạnh chỉ nên được thực hiện khi đã khỏi bệnh và sức khỏe bình phục hoàn toàn.

Thực phẩm nào nên tránh hoặc thêm vào chế độ ăn hàng ngày khi bị viêm phế quản cấp?

Khi bị viêm phế quản cấp bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn uống đủ năng lượng, cân đối thành phần đạm, đường, mỡ - chất béo, nhiều sinh tố và uống nhiều nước ấm để dễ khạc đờm.
  • Tránh ăn đồ lạnh, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
viem-phe-quan-cap-tittle-9.png

Bản chất của máy lọc không khí nhằm làm môi trường khí thở trong lành hơn, giảm lượng bụi trong không khí thở. Sự hỗ trợ này là rất tốt với người bệnh viêm phế quản cấp.

viem-phe-quan-cap-tittle-10.png

Hút thuốc lá: Gây hại cho cả người hút và người hít phải khói thuốc lá do các thành phần độc hại trong thuốc lá/ khói thuốc lá làm tổn thương hoặc suy giảm chức năng các tế bào biểu mô đường hô hấp, cũng như tác động làm giảm cơ chế đào thải qua hệ thống lông nhung mao, giảm tốc độ lưu thông, trao đổi không khí của Phổi. Qua đó làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản cấp.

Tránh khói bụi trong, ngoài nhà: Bản thân khói bụi bị tích tụ lại trong lòng khí, phế quản, về lâu dài làm bít tắc đường thở gây bệnh bụi phổi.

Môi trường ô nhiễm: Nhiễm độc hơi - khí độc trong môi trường ô nhiễm cũng là 1 trong 3 nhóm căn nguyên gây viêm phế quản cấp.

Giữ ấm vào mùa lạnh: Việc giữ ấm vào mùa lạnh giúp các tế bào biểu mô hô hấp ít bị thương tổn và tấn công bởi các căn nguyên gây bệnh như vi khuẩn, vi rút và khí hơi độc hại.

viem-phe-quan-cap-6.png
viem-phe-quan-cap-tittle-11.png

Để biết được liệu pháp điều trị bệnh viêm phế quản cấp có hiệu quả không cần căn cứ vào sự thoải mái, cảm giác dễ chịu của người bệnh. Giảm, hết các triệu chứng hiện hữu trước đó như:

  • Sốt;
  • Ho, đờm;
  • Khó thở;
  • Chán ăn, mệt mỏi…
viem-phe-quan-cap-tittle-12.png

Việc ảnh hưởng bởi khói thuốc lá chủ động (người hút thuốc) hay bị động (người phải ngửi khói thuốc lá do người khác hút), đều có hại bởi:

  • Thông thường, khi chúng ta hít thở, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi, miệng - nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm rồi đi qua khí quản để vào phổi. Khi khói thuốc đi vào miệng, người hút thuốc đã bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi nên sẽ đưa nhiều độc tố vào cơ thể hơn.
  • Người nhận khói thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không nhận khói thuốc lá và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người chịu ảnh hưởng khói thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người nhận khói thuốc lá. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí.
  • Khói thuốc lá cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm vi rút, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Những người nhận khói thuốc lá, các tế bào biểu mô đường hô hấp dễ bị tổn thương hơn, ngoài ra sự ảnh hưởng của thời tiết (lạnh) cũng làm tăng nguy cơ bị tấn công, gây thương tổn đường hô hấp bởi các căn nguyên gây bệnh.
viem-phe-quan-cap-tittle-13.png

Những việc cần làm gồm:

  • Ngay lập tức đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất nếu có những dấu hiệu, triệu chứng nặng như sốt cao, không đáp ứng thuốc điều trị, khó thở nhiều, ngày càng tăng…
  • Để người bệnh nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm.
  • Đảm bảo cung cấp đủ thành phần dinh dưỡng, bù nước, điện giải.

Bệnh nhân trong tình huống nào cần gặp bác sĩ?

Xin lưu ý: Ở người lớn viêm phế quản cấp đơn thuần có thể tự khỏi không cần điều trị. Tuy nhiên nếu có các triệu chứng gợi ý sau thì chúng ta nên đi gặp bác sĩ:

  • Sốt cao (Từ 38,5 độ trở lên).
  • Ho nhiều, đờm có thể màu trắng trong, hoặc đờm có màu vàng, xanh, hoặc đục như mủ.
  • Khó thở, thở nhanh, co kéo các cơ hô hấp phụ, xanh tím, tức ngực…

Nếu có các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám chữa bệnh, để tránh dẫn đến các biến chứng của bệnh viêm phế quản cấp.

Trên là một số thông tin hỏi đáp về bệnh viêm phế quản cấp được bác sĩ giải đáp. Hi vọng qua bài viết trên bạn có thể hiểu thêm về bệnh viêm phế quản cấp để có biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Văn My