Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kịp thời nhận biết và điều trị viêm ruột thừa ở trẻ em sẽ không gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu đau ruột thừa ở trẻ em.
Theo thống kê, bệnh viêm ruột thừa thường gặp ở trẻ từ 6 đến 12 tuổi. Rất ít trẻ dưới 5 tuổi mắc viêm ruột thừa, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 4.5%. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi bị viêm ruột thừa lại tiến triển nhanh, khó lường và nguy hiểm hơn. Vì sao trẻ bị viêm ruột thừa? Có những triệu chứng đau ruột thừa ở trẻ em nào và biểu hiện đau ruột thừa ở trẻ là gì?
Ruột thừa thường nằm ở bụng dưới bên phải, đôi khi nằm ở giữa bụng hoặc bên trái bụng dưới. Ruột thừa nối liền với bộ phận cuối cùng của ruột già. Mặc dù được gọi là cơ quan “thừa” trong ổ bụng, nhưng ruột thừa vẫn gây đau đớn và nguy hiểm nếu bị viêm nhiễm. Nguyên nhân gây viêm đau ruột thừa ở trẻ là:
Tắc nghẽn lòng ruột thừa: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm ruột thừa cấp. Lòng ruột thừa tích tụ các dị vật gây tắc nghẽn như: Sỏi phân, thức ăn dạng hạt hoặc sợi, khối u, khối hạch, ký sinh trùng... Chúng làm ứ đọng dịch trong lòng ruột thừa, sản sinh vi khuẩn gây hoại tử và nhiễm trùng ruột thừa.
Vết loét niêm mạc ruột thừa: Niêm mạc ruột thừa bị tổn thương, viêm loét và xâm lấn dần tới các lớp phía dưới của ruột thừa. Nó làm cho thành ruột thừa bị phù nề, tắc nghẽn các mạch máu di chuyển đến ruột thừa. Thiếu máu khiến cho phần ruột thừa phù nề bị “chết” và hoại tử, gây viêm ruột thừa xuất tiết.
Trẻ bị đau bụng viêm ruột thừa khó nhận biết hơn người lớn vì nhận thức của trẻ còn non nớt. Đặc biệt là viêm ruột thừa xảy ra ở những trẻ dưới 4 tuổi. Ba mẹ cần nhận biết dấu hiệu trẻ bị đau ruột thừa bằng cách quan sát biểu hiện bất thường ở trẻ. Dưới đây là những triệu chứng điển hình khi trẻ viêm ruột thừa.
Đau bụng khiến trẻ quấy khóc là một trong các biểu hiện đau ruột thừa ở trẻ em. Những trẻ đã biết nói và nhận thức tốt có thể chỉ cho ba mẹ, bác sĩ vị trí đau bụng. Viêm ruột thừa thường gây đau bụng từ trên rốn, lan ra quanh rốn sau đó đau xuống hố chậu phải (bụng dưới bên phải). Khi trẻ cười to, ho hoặc đi lại thì càng thấy đau hơn. Đối với trẻ chưa biết nói, ba mẹ để ý dấu hiệu trẻ quấy khóc liên tục, sờ tay vào vùng bụng có cảm giác căng cứng, sưng tấy, đỏ.
Đau đớn, nhiễm trùng ở ruột thừa ảnh hưởng đến nhu động ruột. Nó khiến trẻ chán ăn, ăn không ngon và bỏ ăn. Cảm giác đau cũng khiến trẻ không muốn tiếp nhận thức ăn. Trường hợp trẻ viêm ruột thừa khi còn bú sữa mẹ sẽ là bỏ bú. Xem xét dấu hiệu trẻ khóc to kéo dài, thành bụng co cứng và bỏ ăn thì ba mẹ nên nghĩ đến nguy cơ trẻ bị bệnh viêm ruột thừa.
Ruột thừa là một cấu trúc của hệ tiêu hóa. Mặc dù không tham gia vào chuyển hóa thức ăn nhưng nhiễm trùng ở ruột thừa cũng có thể cản trở tiêu hóa. Trẻ bị viêm nhiễm ở ruột thừa sẽ thấy chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, đi ngoài phân lỏng hoặc bị táo bón. Các triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa khi bị viêm ruột thừa là buồn nôn, nôn mửa, nôn ra dịch nhầy.
Viêm nhiễm ở ruột thừa khiến cơ thể trẻ sốt để phản ứng lại. Trẻ sốt 38 - 39 độ, một số trường hợp sốt cao 40 độ. Sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ, không phải cứ sốt cao là bị viêm ruột thừa. Trẻ có thể sốt do thời tiết, viêm đường hô hấp, dị ứng... Để nhận biết viêm ruột thừa, ba mẹ theo dõi thêm các biểu hiện biếng ăn, quấy khóc, rối loạn tiêu hóa và các triệu chứng khác.
Ngoài các triệu chứng điển hình kể trên, viêm ruột thừa ở trẻ em có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn. Lưỡi của trẻ bị bẩn, môi khô, hơi thở có mùi hôi, cơ thể mệt mỏi. Tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh mà các dấu hiệu viêm ruột thừa có thể không đầy đủ. Ba mẹ thấy những bất thường kể trên ở trẻ thì nên đưa trẻ đi khám, điều trị kịp thời dù là viêm ruột thừa hay bệnh lý nào khác.
Viêm ruột thừa không đáng lo ngại nếu trẻ được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, do triệu chứng viêm ruột thừa khó nhận biết ở trẻ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đau bụng khác nên phát hiện muộn. Bệnh viêm ruột thừa ở trẻ nhỏ lại tiến triển nhanh. Đặc biệt là viêm ruột thừa cấp gây vỡ ruột trong 24 đến 48 giờ sau đó. Các biến chứng khác là: Tắc ruột, áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa.
Ruột thừa bị vỡ làm tràn vi khuẩn và mủ hoại tử ra ổ bụng. Nó gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu, suy đa tạng dẫn tới tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Trước khi điều trị viêm ruột thừa, bác sĩ chẩn đoán bằng cách hỏi về trình trạng đau bụng, sốt, tiêu chảy, rối loạn đi tiểu và nôn mửa ở trẻ. Trẻ sẽ được siêu âm, chụp X-quang, chụp CT hoặc các xét nghiệm khác để nhận biết đúng bệnh.
Phẫu thuật cắt ruột thừa là phương pháp điều trị viêm ruột thừa phổ biến nhất. Ngày nay, y học hiện đại có phương pháp mổ nội soi không cần rạch vết lớn trên bụng. Bác sĩ chỉ cần rạch một vết nhỏ, đưa ống ghi hình có đèn và dụng cụ vào trong. Mổ nội soi cắt ruột thừa không gây nguy hiểm ở trẻ em, vết mổ hiếm khi để lại sẹo, sức khỏe của trẻ cũng phục hồi rất nhanh.
Mổ cắt ruột thừa thường áp dụng khi viêm ruột thừa chưa có biến chứng. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ có thể tiến hành rửa bụng, dẫn lưu ổ bụng, dẫn lưu ổ áp xe. Nếu bệnh chưa biến chứng, sau mổ 3 - 5 ngày là trẻ đã có thể xuất viện, sức khỏe phục hồi sau 2 - 3 tuần. Trường hợp điều trị biến chứng có thể lâu hơn.
Viêm ruột thừa ở trẻ em là bệnh nguy hiểm nếu không cấp cứu kịp thời. Ba mẹ lưu ý đến những dấu hiệu nhận biết viêm ruột thừa kể trên để đưa trẻ đi khám và điều trị. Trong cuộc sống hàng ngày, ba mẹ cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để làm sạch đường ruột. Bổ sung cho trẻ các thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa cũng là cách đẩy lùi viêm ruột thừa.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...