Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm tai giữa có mủ: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Ngày 10/06/2022
Kích thước chữ

Tai là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể con người. Thế nhưng đây cũng là một bộ phận dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, nhất là vào thời điểm chuyển mùa. Đặc biệt là bệnh viêm tai giữa có mủ, gây ảnh hưởng xấu đến thính giác và sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Đây là một trong những biểu hiện nghiêm trọng và có thể gây ra các các biến chứng khó lường. Nên bạn không được chủ quan khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh cũng như nên có biện pháp phòng tránh mỗi ngày.

Viêm tai giữa có mủ là gì?

Viêm tai giữa có mủ hay còn được gọi là viêm tai giữa ứ dịch. Đây là tình trạng tích tụ dịch ở khu vực trong tai giữa. Khi người bệnh xuất hiện nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh đau họng sẽ làm xuất hiện chất dịch này. Thông thường chỉ cần từ 4 - 6 tuần thì tình trạng này sẽ tự khỏi. Nhưng cũng có những trường hợp, chúng tồn tại lâu hơn và gây ra hiện tượng giảm thính lực ở người mắc phải. Nghiêm trọng hơn, khi bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến bệnh viêm tai giữa cấp tính.

viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa có mủ thường phổ biến hơn ở trẻ em

Theo ghi nhận, tình trạng viêm tai giữa có mủ thường phổ biến hơn ở trẻ em tầm từ 6 tháng đến 3 tuổi. Số lượng bé trai sẽ dễ mắc phải hơn bé gái. Khó có thể phát hiện sớm tình trạng này vì các triệu chứng cấp tính rất khó nhận biết, dẫn tới nhiều biến chứng khi để quá lâu ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Triệu chứng của viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa ứ mủ xuất hiện không phải do các yếu tố tác động đến, gây nhiễm trùng. Do đó, khi xuất hiện bệnh này thường rất nhẹ. Ngoài ra, người bệnh không phải ai cũng có những triệu chứng đặc thù để phát hiện bệnh.

Dưới đây là một vài biểu hiện được ghi nhận xuất hiện ở trẻ em và người lớn khi bị viêm tai giữa có mủ:

  • Có cảm giác đầy tai.
  • Khả năng nghe không được như ban đầu.
  • Màng nhĩ bị rách sẽ có dịch chảy từ tai.
  • Đau trong tai. Cha mẹ có con nhỏ có thể nhận biết khi trẻ thường xuyên giật mạnh tai.

Nếu phát triển thành nhiễm trùng, người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:

  • Đau tai (trẻ nhỏ có thể khóc hoặc kéo giật mạnh hai tai).
  • Sốt.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
  • Thính giác bị ảnh hưởng, khó nghe.

viêm tai giữa ảnh hưởng thính giác

Viêm tai giữa khiến trẻ khó nghe, ảnh hưởng thính giác

Viêm tai giữa có mủ có thể xuất hiện ở bất kỳ ai và ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhưng thường gặp phải ở trẻ em do cơ thể phát triển còn chưa đầy đủ cụ thể là cấu trúc ống Ot-tát chưa phát triển. Nắm được các triệu chứng viêm tai giữa ứ mủ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh nhanh và điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không?

Viêm tai giữa có mủ hình thành khi bị tắc ống vòi tai khiến dịch tiết qua thời gian bị ứ đọng và sinh mủ. Các yếu tố có thể làm tăng nguy tắc ống vòi tai, gồm có:

  • Viêm VA.
  • Viêm mũi – xoang mủ.
  • U ở vòm họng.
  • Sùi vòm họng.

Viêm tai giữa xuất hiện mủ chủ yếu được chẩn đoán qua việc thăm khám của bác sĩ chuyên khoa. Với đèn pin chuyên dụng bác sĩ sẽ quan sát các biểu xuất hiện ở tai. Và dựa vào các câu trả lời về triệu chứng sau khi hỏi bệnh nhân.

Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tai bị viêm ứ mủ sẽ nhanh chóng được phục hồi. Ngược lại nếu để lâu có thể khiến tình trạng chuyển nặng, sang giai đoạn mãn tính hoặc có thể bị viêm tai xương chũm cấp tính. Ngoài ra, viêm tai giữa có mủ còn có thể gây ra một số biến chứng sau: Viêm màng não, liệt mặt,...

viêm tai giữa có mủ dễ phục hồi nếu được phát hiện sớm

Viêm tai giữa có mủ sẽ nhanh chóng được phục hồi nếu phát hiện sớm

Phòng ngừa bệnh viêm tai giữa có mủ

Sau khi điều trị bệnh, cũng như phòng tránh mắc phải tình trạng này, bạn cần chủ động thực hiện các phương pháp dưới đây để phòng ngừa.

  • Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý tai mũi họng như: Viêm amidan, viêm VA,…
  • Tránh tiếp xúc với bệnh nhân đang mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Nên sử dụng khẩu trang khi đi chỗ công cộng như tàu, xe hay khu vực đông người...
  • Sau khi đi vệ sinh nên vệ sinh kỹ tay, cũng như trước và sau khi ăn tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và thể trạng.
  • Nếu đi bơi thường xuyên bạn cần sử dụng nút bịt tai chuyên dụng, tránh để nước vào ống tai giữa, gây ứ dịch.
  • Thực hiện tiêm chủng vắc-xin cho trẻ đúng và đầy đủ theo lịch để phòng bệnh cúm, phế cầu…

Viêm tai giữa chứa mủ cũng như các bệnh đường hô hấp khác có khả năng mắc phải và tái phát cao nếu chúng ta không chú ý trong việc chăm sóc cơ thể. Các cơ quan khác của hệ hô hấp có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bệnh nhân để trình trạng tai viêm có mủ tái đi tái lại nhiều lần.

phòng ngừa viêm tai giữa có mủ

Việc chú ý chăm sóc cơ thể mỗi ngày sẽ giúp ngừa viêm tai giữa có mủ hiệu quả

Phương pháp điều trị bệnh nhân viêm tai giữa có mủ

Bệnh nhân khi mắc phải viêm tai giữa có mủ ở giai đoạn đầu sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau phù hợp với người bệnh. Các loại thuốc được sử dụng có thể là Ibuprofen, Acetaminophen, Diclofenac,… nhắm giảm đau, giảm thân nhiệt.
  • Làm mềm dịch tiết với thuốc nhỏ: Bệnh nhân cần được nhỏ thuốc chuẩn bị cho quá trình rạch dẫn lưu nhằm làm mềm dịch tiết. Việc nhỏ thuốc cần làm liên tục và mỗi lần cách nhau vài giờ.
  • Trích rạch khi cần thiết: Nếu màng nhĩ bệnh nhân có dấu hiệu phồng lên, sẽ được chỉ định trích rạch. Bác sĩ sẽ thực hiện trích ở 1/4 góc phía dưới màng tai. Phương pháp này nhằm tạo vị trí thuận lợi để dẫn lưu mủ ra ngoài tai.
  • Vệ sinh tai sau trích rạch: Thực hiện vệ sinh tai bệnh nhân thường xuyên để giúp bệnh nhanh thuyên giảm. Sau khoảng thời gian từ 1 tới 4 tuần hầu hết bệnh nhân đều khỏi hẳn.

Mặc dù tình trạng viêm tai giữa có mủ khi mắc phải có thể điều trị và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, do sự chủ quan của nhiều bệnh mà nhiều trường hợp trở nặng thì mới tiến hành điều trị. Bạn cần chủ động thăm khám khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường nhé!

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin