Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm tiểu phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm

Ngày 22/11/2024
Kích thước chữ

Viêm tiểu phế quản là một bệnh lý đường hô hấp thường gặp, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nhiều người băn khoăn liệu bệnh này có khả năng lây lan hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Viêm tiểu phế quản là một căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là liệu viêm tiểu phế quản có lây không? Để giúp bạn giải đáp thắc mắc này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, cách lây truyền và các biện pháp phòng ngừa lây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là bệnh về hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh gây ra bởi các loại virus, trong đó, virus hợp bào hô hấp (RSV) được xem là thủ phạm chính. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể gây bội nhiễm, làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Virus này có khả năng lây lan rất nhanh và dễ dàng từ người này sang người khác, đặc biệt trong môi trường đông người. Khi virus gây viêm tiểu phế quản tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, trẻ sẽ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm. Do Đờm nhớt, dịch tiết nhiều gây cản trở đường thở có thể gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

Hệ hô hấp của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, còn non yếu nên rất dễ bị virus tấn công.  Ngoài ra, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng có thể bị nhiễm bệnh. Nếu bị bệnh nhẹ, trẻ chỉ có các triệu chứng như ho, sổ mũi. Bị bệnh ở mức độ trung bình, trẻ sẽ khó thở, thở khò khè. Nếu bị viêm tiểu phế quản nặng, trẻ có thể bị suy hô hấp, cần phải thở máy.

Viêm tiểu phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm 1
Viêm tiểu phế quản thường gặp nhất ở trẻ nhỏ

Viêm tiểu phế quản khác viêm phế quản thế nào? Điểm khác biệt chính của 2 bệnh này là ở vị trí viêm. Viêm tiểu phế quản ảnh hưởng đến các ống khí quản nhỏ hơn so với viêm phế quản. Nếu như viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ thì viêm phế quản phổ biến hơn ở người lớn. Mặc dù cả hai bệnh đều có thể do virus gây ra, nhưng viêm phế quản có thể do nhiều nguyên nhân khác. Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản thường rõ ràng hơn ở trẻ nhỏ, trong khi viêm phế quản có thể có triệu chứng kéo dài hơn.

Viêm tiểu phế quản có lây không?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh rất dễ lây nhiễm, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Người lành hít phải các hạt nhỏ chứa virus từ người bệnh, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể, làm viêm các ống khí quản nhỏ.

Từ đó nó gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè và thậm chí là tím tái. Ngoài ra, virus cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp khi người lành chạm vào các vật dụng bị nhiễm virus như đồ chơi, tay nắm cửa rồi đưa tay lên miệng, mũi.

Độ lây lan của viêm tiểu phế quản rất nhanh, đặc biệt trong môi trường đông người, không gian kín như trường học, nhà trẻ. Thời kỳ lây nhiễm của bệnh bắt đầu từ trước khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến khi bệnh hoàn toàn khỏi.

Điều này có nghĩa là người bệnh có thể lây nhiễm cho người khác mà không hề hay biết. Việc hiểu rõ cách thức lây truyền của viêm tiểu phế quản sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Viêm tiểu phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm 2
Viêm tiểu phế quản có lây không? Câu trả lời là có

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lây viêm tiểu phế quản

Khả năng lây lan của bệnh viêm tiểu phế quản chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể là:

  • Yếu tố mùa vụ là một yếu tố quan trọng. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông. Khi thời tiết lạnh giá, mọi người thường ở trong nhà nhiều hơn, không gian kín và ít thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho virus lây lan.
  • Điều kiện môi trường cũng đóng vai trò quan trọng. Không gian sống ẩm thấp, ô nhiễm, thiếu ánh nắng mặt trời sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, việc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất độc hại cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Tình trạng sức khỏe của trẻ cũng là yếu tố quyết định. Trẻ suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, hô hấp, miễn dịch kém thường có sức đề kháng yếu hơn, dễ bị virus tấn công. Đặc biệt, trẻ sinh non, trẻ bị dị ứng cũng dễ mắc bệnh hơn.

Biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản có lây không và yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng lây bệnh đến đây bạn đã rõ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và giảm nguy cơ lây viêm tiểu phế quản.

Viêm tiểu phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm 3
Trẻ bị bệnh nặng có thể suy hô hấp nếu không được điều trị kịp thời

Cách phòng ngừa ở cấp độ cá nhân

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ lây viêm tiểu phế quản, mỗi người trong chúng ta cần lưu ý:

  • Vệ sinh tay thường xuyên là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của virus. Nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trong ít nhất 20 giây, đặc biệt trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Để ngăn chặn việc phát tán virus gây viêm tiểu phế quản vào không khí, người bệnh nên đeo khẩu trang ở nơi đông người, che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khác.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm và các loại vắc xin khác theo khuyến cáo của bác sĩ để tăng cường sức đề kháng. Bạn nên đến các trung tâm tiêm chủng Long Châu uy tín để được tiêm phòng bằng vắc xin chất lượng. Hiện nay, Long Châu có 87 trung tâm tiêm chủng trên 40 tỉnh/thành có thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của đông đảo người dân.
Viêm tiểu phế quản có lây không? Cách phòng ngừa lây nhiễm 4
Tiêm phòng là cách phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả

Ở cấp độ cộng đồng

Ở cấp độ cộng đồng, mỗi gia đình, người dân nên chú trọng vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Hãy thường xuyên lau chùi nhà cửa, đồ dùng, đặc biệt là những bề mặt thường xuyên tiếp xúc. Bạn cần làm thông thoáng nhà cửa bằng cách mở cửa sổ để không khí lưu thông, giúp làm sạch không khí và giảm nồng độ virus. Cha mẹ nên tránh đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người, nhất là khi có dịch bệnh để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus.

Việc kết hợp các biện pháp phòng ngừa ở cả cấp độ cá nhân và cộng đồng sẽ giúp giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Với bài viết trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cơ chế lây nhiễm viêm tiểu phế quản. Viêm tiểu phế quản có lây không đến đây bạn đã biết. Vì vậy, hãy nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin