Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn là một bệnh phổi nghiêm trọng, không thể chữa khỏi. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn nhiều thông tin về bệnh viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn còn được gọi là viêm phế quản tắc nghẽn có các triệu chứng tương tự như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hoặc hen suyễn. Trong đó điển hình như ho và khó thở. Các xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt các bệnh với nhau. Mặc dù không có cách điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có những biện pháp giúp kiểm soát các triệu chứng biểu hiện xấu hơn.
Viêm phế quản tắc nghẽn (Bronchiolitis Obliterans) là một tình trạng hiếm gặp ở đường hô hấp ảnh hưởng đến các tiểu phế quản trong phổi. Đây là hệ thống đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn gây ra tình trạng viêm ở những đường dẫn khí này, sau đó là các tổn thương và sẽ gây sẹo.
Các tiểu phế quản là những ống nhỏ trong phổi mang không khí. Khi không khí không thể đi qua các phế quản đến phế nang (túi khí), khả năng hấp thụ oxy của cơ thể sẽ bị suy giảm. Các phế quản có thể bị tổn thương do nhiễm trùng, độc tố hoặc viêm. Sau khi lành lại, các tiểu phế quản có thể bị sẹo vĩnh viễn. Mô sẹo dày sẽ làm tắc nghẽn đường thở, ngăn không khí đi qua.
Nguyên nhân gây ra viêm tiểu phế quản tắc nghẽn thường là do hít phải chất độc hại hoặc do nhiễm trùng. Một số thuật ngữ khác mô tả cho tình trạng viêm nhiễm này bao gồm viêm tiểu phế quản tắc nghẽn hoặc viêm tiểu phế quản co thắt.
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn cũng có thể xảy ra mà không có phơi nhiễm cụ thể ở những người đã được ghép phổi. Khoảng 50% số người được ghép phổi sẽ phát triển hội chứng viêm phế quản tắc nghẽn trong vòng 5 năm sau khi thực hiện thủ thuật cấy ghép. Khoảng 10% người nhận tủy hiến tặng cũng phát triển hội chứng viêm phế quản tắc nghẽn trong vòng 5 năm.
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn có thể dẫn đến giảm chức năng phổi do sẹo ở các đường dẫn khí nhỏ. Đây cũng là loại thải ghép phổi phổ biến nhất ở những người nhận phổi. Lúc đầu có thể dễ nhầm lẫn vì triệu chứng giống như một bệnh nhiễm trùng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tiểu phế quản tắc nghẽn bao gồm:
Vì viêm tiểu phế quản tắc nghẽn ảnh hưởng đến hô hấp nên bạn có thể gặp phải tình trạng khó thở, mệt mỏi, kiệt sức khi tập thể dục hoặc vận động gắng sức.
Đôi khi những người mắc viêm tiểu phế quản tắc nghẽn thời gian đầu thường không có triệu chứng. Một khi tình trạng bắt đầu, các hiệu ứng thường trở nên tồi tệ hơn. Nhìn chung, các triệu chứng diễn ra liên tục, dai dẳng và không liên quan đến các yếu tố như thời tiết (không giống như bệnh hen suyễn có đặc điểm là các đợt cấp).
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn thường xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc biến chứng sau ghép phổi hoặc tủy xương. Viêm phổi nặng cũng được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn không lây nhiễm từ người này sang người khác.
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn bao gồm:
Bác sĩ cần phải thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán để giúp đánh giá chức năng hô hấp của người bệnh. Những xét nghiệm này có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn và giúp phân biệt bệnh viêm tiểu phế quản với các bệnh như COPD, hen suyễn, ung thư và bệnh tim.
Mặc dù viêm phế quản tắc nghẽn không thể chữa khỏi nhưng vẫn có những phương pháp điều trị có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm các triệu chứng. Khi mắc phải tình trạng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn, chức năng phổi có thể suy giảm chậm theo thời gian. Do đó có thể cần phải thực hiện lại một số xét nghiệm để đánh giá tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị.
Đối với các trường hợp viêm tiểu phế quản tắc nghẽn do tiếp xúc với hóa chất độc hại thì việc quan trọng là ngưng tiếp xúc. Mặc dù có thể liên quan đến nghề nghiệp nhưng đây là biện pháp duy nhất ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc hít để giúp giảm bớt tình trạng khó thở và thở khò khè. Đồng thời cũng có thể được kê toa sử dụng thuốc giảm ho nếu cơn ho gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc chất lượng cuộc sống.
Nếu phát triển các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm phế quản, cần điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm. Đối với trường hợp viêm tiểu phế quản tắc nghẽn ở giai đoạn nặng, có thể cần đảm bảo đủ oxy bằng thở máy.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết được các thông tin về viêm tiểu phế quản tắc nghẽn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn có thể điều trị được nhưng không thể chữa khỏi. Vì thế điều quan trọng là phải xác định bệnh sớm để có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.