Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đĩa thị giác là điểm thoát ra của các sợi trục tế bào hạch có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận các tín hiệu. Hãy cùng tìm hiểm thêm về cấu tạo, chức năng và một số bệnh lý liên quan qua bài viết dưới đây.
Đĩa thị giác là một cấu trúc nhỏ bé nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống thị giác giúp tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh từ thế giới xung quanh. Vậy đĩa thị giác là gì?
Đĩa thị giác hay còn được gọi là đầu dây thần kinh thị giác hoặc gai thị, là một phần quan trọng của mắt. Đây là một phần tròn ở phía sau mắt kết nối giữa võng mạc và dây thần kinh thị giác.
Đĩa thị giác cũng là nơi động mạch và tĩnh mạch chính của võng mạc đi vào mắt. Hình dung đơn giản, đĩa thị giác giống như một "cổng thông tin" nối giữa mắt và não, truyền tải thông tin hình ảnh từ mắt đến để chúng ta có thể nhìn thấy.
Đĩa thị giác là một vùng tròn, hơi nhô lên ở phía sau mắt, nằm ở ranh giới giữa điểm vàng và võng mạc ngoại vi. Đây là nơi tập trung và hội tụ của hàng triệu sợi thần kinh thị giác, nối liền võng mạc với não bộ. Vì thiếu tế bào thụ cảm ánh sáng, đĩa thị giác tạo ra một điểm mù nhỏ trong trường nhìn của chúng ta.
Đĩa có hình lõm, đường kính ngang của đĩa xấp xỉ 1,7mm và đường kính dọc xấp xỉ 1,9mm. Ở giữa đĩa thị giác có một vết lõm nhỏ gọi là lõm gai sinh lý. Phần này có cấu tạo khá phức tạp chứa lớp mô ở phía sau mỗi mắt, đối diện với đồng tử, được gọi là võng mạc có chức năng tiếp nhận ánh sáng đi vào mắt và biến nó thành hình ảnh bạn nhìn thấy.
Số lượng sợi thần kinh có mối tương quan đối với kích thước của đầu dây thần kinh thị giác, các đĩa lớn hơn có tương đối nhiều sợi hơn các đĩa nhỏ hơn, số lượng sợi sẽ giảm dần theo tuổi tác.
Đĩa thị giác đóng vai trò trung tâm trong hệ thống thị giác. Đây là nơi tập trung và hội tụ của hàng triệu sợi thần kinh thị giác, nối liền võng mạc với não bộ. Ngoài ra, đĩa thị giác còn là điểm giao thoa của các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc, đảm bảo cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho quá trình hoạt động của mắt.
Đĩa thị giác cũng là địa điểm kết nối giữa võng mạc, tĩnh mạch và động mạch võng mạc trung tâm. Trong đó, tĩnh mạch võng mạc trung tâm sẽ dẫn lưu máu từ võng mạc và dây thần kinh thị giác trở về tim, còn một nhánh của động mạch mắt sẽ chịu trách nhiệm đưa máu từ tim đến võng mạc.
Khi ánh sáng đi vào mắt sẽ qua thể thủy tinh và hội tụ ở võng mạc ở phía sau mắt. Các thụ thể tiếp nhận ánh sáng, biến nó thành tín hiệu điện, các tín hiệu này sau đó đi qua võng mạc đến đĩa thị giác.
Tại đây, dây thần kinh thị giác sẽ tiếp nhận những tín hiệu điện và truyền chúng đến não, não sẽ diễn giải các tín hiệu này thành hình ảnh mà chúng ta thường nhìn thấy.
Khoảng 20 - 40% dân số có một động mạch phụ (khá nhỏ) xuất phát từ đĩa thị giác tên là cilioretinal – động mạch mi - võng mạc có vai trò đưa máu đến trung tâm của hoàng điểm.
Các tổn thương dây thần kinh thị giác có thể gây phù nề (sưng) đĩa, thâm nhiễm, nhợt nhạt hoặc lõm bệnh lý (do bệnh tăng nhãn áp). Bên cạnh đó, các tổn thương của dây thần kinh xa đĩa hơn có thể không xuất hiện bất kỳ các bất thường nào có thể quan sát được của đĩa thị, nhưng theo thời gian, viền đĩa thị giác màu hồng sẽ chuyển sang màu nhạt.
Tăng nhãn áp là bệnh rối loạn đĩa thị giác thường gặp nhất, nguyên nhân gây bệnh có thể do áp lực của thủy dịch bên trong nhãn cao tăng cao hơn bình thường, đè lên đĩa thị giác làm hỏng các sợi thần kinh. Trong đó, áp suất bình thường là từ 10 - 20mm thủy ngân, áp lực vượt quá 30mm sẽ gây tổn thương và tăng nhãn áp cho đĩa thị.
Quá trình tổn thương thường bắt đầu từ góc dưới cùng của đĩa thị và lan dần lên trên, lan đến góc phần tư trên cùng. Điều này gây ra tình trạng mô thần kinh thị giác mỏng đi ở hai vùng này từ đó dẫn đến giảm thị lực và có thể gây ra mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Tăng nhãn áp là một bệnh thầm lặng, các triệu chứng của bệnh ít rõ rệt, người bệnh chỉ có thể phát hiện bệnh khi không cảm thấy hoặc nhìn thấy. Lúc này dây thần kinh thị giác gần như bị tổn thương hoàn toàn và mắt sắp mất đi thị lực.
Bệnh thần kinh thị giác thiếu máu cục bộ trước động mạch (AAION) là một bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm, gây ra bởi sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy và chất dinh dưỡng nghiêm trọng, gây tổn thương các tế bào thần kinh.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sự xuất hiện của phù đĩa thị, các đốm bông gòn võng mạc và mất thị lực đột ngột. Khám thực thể cũng có thể phát hiện song thị, sụp mi, rung giật nhãn cầu.
Bên cạnh đó, viêm động mạch tế bào khổng lồ (GCA), một căn bệnh viêm nhiễm nghiêm trọng, cũng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, GCA có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đĩa thị giác, gây mù lòa vĩnh viễn thậm chí là gây tử vong.
Các triệu chứng báo trước thường bao gồm bao gồm đau ở thái dương, cổ, cánh tay, đau khi nhai và mỏi cơ hàm, mệt mỏi, sốt, đau hoặc ngứa ran ở da đầu, mất cảm giác thèm ăn, thậm chí giảm cân không rõ nguyên nhân,…
Đĩa thị Drusen là các chất lắng đọng trong đĩa thị giác ở phía sau mắt. Các chất lắng đọng này, hay Drusen, được tạo nên từ protein béo và canxi đã vôi hóa hoặc cứng lại.
Bệnh lý này có thể chỉ xảy ra ở một bên mắt nhưng phổ biến hơn (khoảng 75%) ở cả hai mắt. Trong một vài trường hợp, Drusen đĩa thị giác có thể đè lên dây thần kinh thị giác và gây mất thị lực.
Phù gai thị là một triệu chứng đau mắt quan trọng của bệnh nội thần kinh chỉ tình trạng sưng phù và mờ đi của rìa đĩa thị. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự tắc nghẽn dòng chảy bào tương ở sợi trục của các neuron thần kinh thị giác, dẫn tới phù sợi trục của đĩa thị giác.
Phù gai thị có liên quan tới các bệnh lý rối loạn chức năng thần kinh thị giác khác như giảm thị lực, phản xạ đồng tử hướng tâm bất thường, mất thị trường. Người bệnh phù gai thị có thể xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
Hy vọng bài viết dưới đây đã giúp bạn có thêm thông tin về đĩa thị giác. Xác định tình trạng của đĩa thị giác thông qua khám định kỳ thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm ở mắt.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.