Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm tủy răng kiêng ăn gì?

Ngày 24/05/2022
Kích thước chữ

Viêm tủy răng là một tình trạng nha khoa nghiêm trọng. Nếu không điều trị dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Ngoài việc đến nha khoa để điều trị thì việc xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết. Vậy viêm tủy răng kiêng ăn gì, nên ăn gì để giúp việc điều trị đạt kết quả cao.

Viêm tủy răng không nên ăn gì là thắc mắc của đa số bệnh nhân khi mắc phải tình trạng này vì chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức đồng thời đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được giải đáp thông qua nội dung bài viết dưới đây nên bạn đọc đừng bỏ qua nhé. 

Viêm tủy răng kiêng ăn gì?

Thực phẩm cứng và dai

Nếu răng của bạn bị viêm tủy răng có nghĩa là cả men và ngà răng đều đã rất yếu và không thể chịu được sức nặng của những chiếc răng khỏe mạnh bình thường. Do đó, lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn vào lúc này là hạn chế thực phẩm khô, cứng như thịt, các loại hạt,… Những thực phẩm này gây nhiều áp lực cho răng khi nhai khiến kích thích đau răng và cảm giác ê buốt.

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì có lợi cho răng miệng 1

Hạn chế các thực phẩm cứng, dai vì gây áp lực lên răng nướu

Hạn chế đồ ăn nhiều đường

Loại thực phẩm tiếp theo cần tránh khi viêm tủy răng là thực phẩm chứa nhiều đường. Vì đường là thức ăn ưa thích của vi khuẩn Streptococcus, loại vi khuẩn sống trong khoang miệng. Vi khuẩn này tồn tại với số lượng tương đối thấp vì nước bọt có đặc tính kháng khuẩn và loại sạch mảng bám. Nhưng chúng vẫn có thể tồn tại và phát triển nếu bạn ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng đường cao. 

Đặc biệt khi bị viêm tủy răng nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt hoặc giàu tinh bột sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại. Tuy nhiên, tinh bột là nguồn dinh dưỡng chính nên không thể cắt bỏ. Do đó để hạn chế vi khuẩn phát triển bạn nên dùng chỉ nha khoa, đánh răng, uống nhiều nước sau khi ăn 30 phút để loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.

Đồ ăn nhiều gia vị

Người bị viêm tủy răng không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều gia vị. Chúng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và quá trình phục hồi nướu và răng bị viêm. Để cải thiện các triệu chứng và cơn đau do viêm tủy răng, bạn nên ăn nhạt trong khoảng 1 tuần và hạn chế tối đa thức ăn có chứa nhiều gia vị, đặc biệt là muối, ớt, tiêu, tỏi,...

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì có lợi cho răng miệng 2

Viêm tủy răng kiêng ăn gì để quá trình hồi phục răng, nướu diễn ra nhanh chóng

Đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn là thứ bạn tuyệt đối phải kiêng khi bị viêm tủy răng. Vì rượu làm cơ thể mất nước dẫn đến khô miệng. Như chúng ta đã biết, nước bọt có vai trò loại bỏ vi khuẩn, hỗ trợ phân giải protein, trung hòa axit, làm sạch mảng bám và tái cấu trúc men răng. Khi giảm tiết nước bọt sẽ khiến răng trở nên yếu và rất dễ bị các vấn đề về răng miệng, kể cả viêm tủy răng, viêm nha chu.

Ngoài ra, một số thành phần độc hại trong bia, rượu còn ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh khoang miệng và đường ruột. Thường xuyên uống đồ uống có cồn sẽ làm chậm quá trình phục hồi chức năng của răng và nướu, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.

Thực phẩm gây dị ứng

Dị ứng thực phẩm là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một số protein trong thực phẩm. Trên thực tế, không phải ai cũng gặp phải phản ứng dị ứng này, nó chỉ xảy ra ở những người dễ bị dị ứng. Khi bị viêm tủy răng, mô nướu và chân răng cũng bị tổn thương nếu ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng. Các bộ phận này sẽ bị viêm, thậm chí chảy máu. 

Viêm tủy răng nên ăn gì?

Thức ăn mềm, dễ nhai

Để giảm bớt áp lực lên răng, bạn nên ăn những thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt như cháo, súp, thức ăn luộc, hầm. Những món ăn này có kết cấu mềm nên không gây kích ứng nướu, không làm hỏng răng. Ngoài ra, người bị viêm tủy răng thường mệt mỏi, lười vận động nên chức năng tiêu hóa thường kém hơn bình thường. Tiêu thụ những loại thực phẩm trên sẽ không làm dạ dày khó chịu. Sau khi răng đã ổn định, bạn nên tạo thói quen ăn thức ăn mềm để giảm tác động lên răng, hạn chế sứt mẻ.

Rau củ quả, trái cây

Rau xanh và hoa quả tươi là một trong những nhóm thực phẩm nên bổ sung trong và sau quá trình trị viêm tủy răng. Vì nhóm thực phẩm này cung cấp chất xơ và nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng tái khoáng cho men răng, lấp đầy các lỗ sâu răng nhỏ. Ngoài ra, các chất xơ tự nhiên trong rau xanh, trái cây còn có tác dụng tẩy sạch các mảng bám trên răng. 

Việc bổ sung loại thực phẩm này giúp trung hòa axit của vi khuẩn, nguyên nhân gây ngà răng. Tuy nhiên, đối với trái cây bạn cũng nên chọn các loại trái cây không có tính axit.

Vitamin C và khoáng chất

Người bệnh viêm tủy răng nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C để hỗ trợ hệ miễn dịch. Đặc biệt là tăng hiệu quả phục hồi sau khi điều trị tủy răng . Các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện ra rằng bổ sung đủ vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng. Một số nghiên cứu cũng cho thấy người có hệ miễn dịch tốt thường ít mắc các bệnh về răng miệng hơn. Còn những người có sức khỏe kém dễ bị viêm tủy răng, sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,...

Khoáng chất là thành phần chính của men răng. Vì vậy, người bị viêm tủy răng nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu khoáng chất để cải thiện độ chắc khỏe của răng, hạn chế sâu răng và tình trạng viêm nhiễm. Một số thực phẩm giàu khoáng chất như tôm, sò, thịt cua, tôm, trứng, nấm, mực,… 

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì có lợi cho răng miệng 3

Bổ sung thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất vừa tăng sức đề kháng cơ thể vừa hạn chế sâu răng, viêm nhiễm răng miệng

Viêm tủy răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt đã được nêu rõ trong nội dung bài viết trên. Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng đúng cách và điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh viêm tủy răng. Đối với trường hợp bị viêm tủy răng bạn nên đi khám càng sớm càng tốt, điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng viêm tuỷ răng nguy hiểm.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin