Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vinyasa yoga và Hatha yoga là hai phong cách yoga phổ biến, nhưng lại có sự khác biệt rõ rệt về cách tiếp cận và mục đích tập luyện. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để đưa ra quyết định đúng đắn cho hành trình yoga của bạn.
Với các phong cách yoga Vinyasa, người ta cho rằng đây là phong cách yoga năng động và mạnh mẽ hơn. Hatha yoga được cho là hình ảnh nhẹ nhàng, chậm rãi, hoặc thậm chí là nhàm chán. Chính vì sự du nhập của phương Đông vào yoga, mà ý nghĩa và giá trị thực sự của Hatha yoga đã bị mất đi. Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ ý nghĩa truyền thống của hai phương Vinyasa yoga và Hatha. Đồng thời cách một người tập yoga toàn diện, cân bằng sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc sử dụng cả hai phương pháp: Chuyển động và tĩnh lặng.
Yoga từ lâu đã được biết đến như một bộ môn lý tưởng để cải thiện sức khỏe toàn diện, từ thể chất đến tinh thần. Đặc biệt, các trường phái như Vinyasa yoga và Hatha mang lại nhiều lợi ích cụ thể, giúp người tập đạt được trạng thái cân bằng và khỏe mạnh hơn.
Các phong cách yoga năng động như Vinyasa yoga đòi hỏi cơ thể phải liên tục di chuyển giữa các tư thế, từ đó giúp đốt cháy calo hiệu quả. Ngược lại, Hatha yoga tập trung vào các động tác kéo căng và giữ tư thế trong thời gian dài, giúp tăng cường sự dẻo dai và hỗ trợ quá trình giảm cân một cách bền vững.
Kết hợp giữa các động tác kéo căng và phương pháp thở sâu, cả Vinyasa yoga và Hatha đều giúp cải thiện lưu thông máu. Điều này không chỉ tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn cung cấp dưỡng chất cho làn da, giúp da sáng mịn và khỏe mạnh hơn.
Cả Hatha yoga và Vinyasa yoga đều giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ thể, bao gồm cả các cơ quan vùng chậu. Điều này hỗ trợ tăng cường khả năng sinh sản, đồng thời cải thiện khả năng thăng bằng và sức mạnh cơ bắp.
Một trong những lợi ích nổi bật của Vinyasa yoga và Hatha là khả năng giảm căng thẳng hiệu quả. Trong khi Vinyasa yoga giúp người tập xả stress thông qua những chuỗi động tác linh hoạt, Hatha yoga lại mang đến cảm giác thư giãn sâu nhờ sự kết hợp giữa hơi thở và thiền. Cả hai trường phái đều giúp bạn duy trì sự tập trung, giảm lo lắng và cân bằng cảm xúc tốt hơn.
Trên thực tế, từ “hatha” có nghĩa là cố ý hoặc mạnh mẽ, bao hàm một loạt các tư thế được thiết kế để căn chỉnh cơ thể, từ da, cơ bắp đến xương. Từ “hatha” còn được chia thành “ha” (mặt trời) và “tha” (mặt trăng), tượng trưng cho sự cân bằng giữa tính nam (nóng, năng động) và tính nữ (mát mẻ, dễ tiếp thu). Hatha yoga giúp chúng ta phát triển sự hài hòa giữa sức mạnh và sự linh hoạt trong cơ thể, đồng thời cân bằng giữa nỗ lực và sự thả lỏng trong từng tư thế.
Hatha yoga không chỉ là một hình thức tập luyện thể chất mà còn là một công cụ giúp chuyển hóa bản thân. Việc tập trung vào hơi thở trong mỗi động tác giúp người tập làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng và hiện diện trọn vẹn trong từng khoảnh khắc. Theo truyền thuyết, Shiva là người đầu tiên truyền dạy Hatha yoga, và môn phái này đã được truyền lại qua nhiều thế hệ thông qua các vị thầy nổi tiếng như Matsyendranath và Gorakshanath.
Tuy nhiên, trong vài thập kỷ qua, với sự phổ biến của yoga tại phương Tây, mục đích thực sự của Hatha yoga dường như đã bị lu mờ. Hiện nay, nhiều người thực hành yoga chủ yếu để cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng, hoặc duy trì vóc dáng. Dù Hatha yoga đáp ứng được những mục tiêu này, cần nhấn mạnh rằng chúng chỉ là kết quả phụ, chứ không phải mục đích chính.
Khi thực hành các kỹ thuật của Hatha yoga, tiềm năng thể chất và tinh thần bên trong mỗi người bắt đầu được kích hoạt và bộc lộ. Điều này dẫn đến việc khám phá và trải nghiệm tinh thần vũ trụ bên trong, là mục tiêu cốt lõi mà Hatha yoga hướng đến.
Hatha yoga không chỉ là sự rèn luyện cơ thể mà còn là hành trình tìm kiếm sự cân bằng và khám phá bản chất tinh thần sâu thẳm bên trong chính mình.
Trong khi Hatha yoga nhấn mạnh sự cân bằng giữa sức mạnh và sự linh hoạt thông qua các tư thế chậm rãi và có kiểm soát, thì Vinyasa yoga lại được biết đến với sự năng động và tính liên tục, mang đến trải nghiệm như một dòng chảy chuyển động nhịp nhàng.
Từ “Vinyasa” có nghĩa là “dòng chảy” hoặc “sự chuyển động”. Phong cách này được phát triển từ những bài học cổ xưa của Sri T. Krishnamacharya, cha đẻ của yoga hiện đại. Ông học nghệ thuật Vinyasa từ người thầy của mình, Sri Ramamohan Brahmachari, và sau đó phổ biến phong cách này qua các bài tập dành cho cả hoàng gia Mysore và các chàng trai sepoy. Đệ tử của ông, Sri Pattabhi Jois, sau này đã đưa Vinyasa yoga, đặc biệt là Ashtanga Vinyasa yoga, đến gần hơn với thế giới hiện đại.
Theo thời gian, phong cách Ashtanga Vinyasa yoga đã được mở rộng và biến đổi để phù hợp với nhu cầu và sở thích đa dạng của người tập. Những người không muốn gắn bó với phương pháp Vinyasa truyền thống đã tạo ra các phong cách tự do và sáng tạo hơn. Điều này dẫn đến sự ra đời của nhiều trường phái và biến thể Vinyasa yoga mà chúng ta thấy ngày nay.
Vinyasa yoga ngày nay đã phát triển thành một phong cách tự do và sáng tạo, trong đó các tư thế được sắp xếp hài hòa để chuyển đổi một cách mượt mà, giống như một vũ điệu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc tập luyện cần được xây dựng cẩn thận và tuân thủ kỹ thuật đúng cách để tránh chấn thương.
Việc kết hợp Vinyasa yoga và Hatha yoga trong quá trình tập luyện sẽ giúp bạn trở thành một học viên toàn diện, đồng thời mang lại lợi ích tối ưu cho sức khỏe và tinh thần. Hatha yoga tập trung vào việc căn chỉnh tư thế, hơi thở và sự tĩnh lặng. Đây là phong cách lý tưởng cho những ai muốn xây dựng nền tảng vững chắc, cải thiện sự linh hoạt, sức mạnh và cân bằng cơ thể.
Ngược lại, Vinyasa yoga mang đến sự năng động và nhịp nhàng, với các chuỗi động tác kết hợp hơi thở để tạo thành một dòng chảy liên tục. Phong cách này phù hợp với những người muốn tăng cường sức bền, sự sáng tạo và khả năng phối hợp.
Cơ thể chúng ta không ngừng thay đổi bởi tác động từ cả bên trong và bên ngoài. Điều này có nghĩa là bạn không cần và không nên tập luyện giống nhau mỗi ngày. Hiểu được thời điểm phù hợp để thực hành Hatha hoặc Vinyasa sẽ giúp bạn duy trì thói quen tập yoga bền vững và hiệu quả trong suốt cuộc đời.
Như vậy qua bài viết Vinyasa yoga và Hatha yoga: Yoga nào phù hợp với bạn? Đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về yoga. Không có câu trả lời đúng hay sai khi chọn Hatha hay Vinyasa yoga. Thay vào đó, việc hiểu và áp dụng cả hai phong cách trong thực hành sẽ giúp bạn đạt được sự cân bằng và phát triển toàn diện. Hãy lắng nghe cơ thể mình, lựa chọn phong cách phù hợp với từng thời điểm và tận hưởng hành trình yoga một cách trọn vẹn.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.